LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 14

xuống vài lớp xuổng là gặp nước, việc trồng cây ăn trái lại dễ dàng, khỏi
tưới. Múc nước giếng, hay gánh nước từ mé rạch lên nhà, lên rẫy lại ít tốn
công. Bờ Cửu Long thường có bãi bùn, bồi đắp nhanh chóng, đất cù lao lan
ra trong vài năm là thấy cuộc biển dâu. Việc vận tải, giao thông dùng ghe
xuồng thay vì dùng xe bò hoặc đi bộ, khiêng gánh. Kỹ thuật cày bừa cùng
là ngày tháng cấy hái phải thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh mới.
Dương Ngạn Địch “đem binh lính ghe thuyền chạy vào cửa Soi Rạp và Đại
Tiểu hải khẩu rồi lên đồn trú ở xứ Mỹ Tho”. Đây là cuộc định cư có sắp
đặt, “xá sai Văn Trinh và tướng thần lại Văn Chiêu đưa dụ văn sang Cao
Miên bảo Thu Vương chia đất để cho bọn Dương Ngạn Địch ở. Tháng 5,
Văn Trinh dẫn cả binh biền Long Môn và đưa ghe thuyền đến đóng dinh
trại ở địa phương Mỹ Tho rồi dựng nhà cửa, tụ tập người Kinh, người
Thượng (người Miên) kết thành chòm xóm”, “sau này mới lập dinh trấn,
đều là tùy thời dời đổi, hoặc hướng Nam, hoặc hướng Bắc, hoặc đem tới,
hoặc rút lui cũng chẳng ngoài địa cuộc ấy”.
Trên 1000 binh sĩ của Dương Ngạn Địch làm ăn tại đâu ?
Họ không rời khỏi “địa cuộc” tốt chọn lựa lúc ban đầu như tài liệu trên cho
biết. Chúng ta có thể xác nhận là giồng Cai Yến ăn đến vùng Ba Giồng,
khởi đầu là Tân Hiệp (nay còn gọi là giồng Trấn Định) đến Thuộc Nhiêu,
Cai Lậy, giữa Tiền giang và Đồng Tháp Mười.
Lúc mới khẩn hoang, hai lỵ sở chính là Biên Hòa và Phiên An ở gần nhau
phía Đồng Nai. Các quan thì muốn cho dân chúng phân tán ra chiếm cứ đất
phía Tây Nam nên đặt quy chế rộng rãi, không câu thúc. Về nguyên tắc,
người khẩn hoang ở Vũng Gù (Tân An, sông Vàm Cỏ) hoặc Mỹ Tho, đều
là dân của hai huyện Phước Long và Tân Bình. Để khỏi chuyên chở đường
xa khi đóng thuế bằng lúa và bằng tiền mặt, họ có thể nạp tại các kho thuế
ở địa phương, vừa thuận lợi cho dân, cho các quan cũng khỏi lo sợ nạn thất
thâu. Một số người làm nghề rừng, nghề biển hưởng quy chế riêng khỏi lập
thôn ấp, chỉ cần đôi người thay mặt đứng ra chịu trách nhiệm để kết họp
thành trang trại, man, thuộc, nậu. Họ sống định cư hoặc lưu động, với
người cai trại hoặc người bộ trưởng, người đầu nậu cầm đầu.
Chín kho thâu thuế (cửu khố trường) dành cho các trại, các nậu, mang tên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.