LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 16

Đời vua Hiển Tôn (1691—1725), lập phủ trị ở phía bắc chợ. Năm 1772 lập
Trường Đồn đạo, năm 1779, lấy phần đất nằm giữa trấn Biên, Phiên trấn
và Long Hồ đặt làm Trường Đồn dinh có Lưu thủ, Ký lục và Cai bộ coi
việc quân sự, hành chánh, thuế vụ và bãi bỏ các kho trên. Trường Đồn dinh
đóng ở giồng Cai Yến (giồng này bắt đầu từ vùng Khánh Hậu thuộc Tân
An ngày nay), rồi lại đổi tên là Trấn Định, đóng ở Tân Hiệp. Hai tiếng
Định Tường chỉ xuất hiện từ năm Gia Long thứ 7 (1808).

Vùng Long Hồ : nòng cốt của Vĩnh Long, An Giang

Kiểm soát sông Tiền, sông Hậu là vấn đề mà các chúa Nguyễn quan tâm
nhứt, về mặt quân sự và về canh tác. Muốn dùng binh lên Cao miên, phải
cho chiến thuyền đi ngược dòng Tiền giang để đến Ba Nam rồi Nam Vang.
Tiền giang là sông nhiều nhánh, gần vàm biển mỗi nhánh khá rộng với bờ
đất phù sa cao ráo, thuận lợi để trồng đậu, trồng khoai, đặc biệt là trồng
dâu nuôi tằm, trồng cau, trồng trầu, trồng dừa, các loại cây ăn trái. Đất còn
lại là ruộng tốt. Đây là cuộc đất lý tưởng “sông sâu nước chảy”. Thoạt tiên,
hai tiếng Long Hồ phát xuất từ tả ngạn Tiền giang. Năm 1732 chúa
Nguyễn sai quan khổn súy Gia Định chia phần đất của Gia Định (sau này là
của Định Tường) lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ tại Cái Bè, gọi
là Cái Bè dinh.
Năm 1756 và 1757, cuộc Nam tiến hoàn tất về mặt chính trị. Trước mặt
dinh Cái Bè — ở vàm rạch Cái Bè phì nhiêu, bên cạnh rạch Cái Thia nhiều
phù sa — là những cù lao lớn giữa các sông Ba Lai, Hàm Luông và Cổ
Chiên, chưa kể đến mấy cù lao tuy nhỏ nhưng quan trọng ở giữa Tiền
giang. Bên kia Tiền giang là nơi tập trung nhiều sốc Miên, vùng Trà Vinh.
Có thể là trước khi sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, lưu dân đã đến làm ăn
rải rác nhưng cuộc khẩn hoang được xúc tiến quy mô hơn từ khi trở thành
lãnh thổ Việt Nam, danh chánh ngôn thuận. Hai địa danh cù lao Bảo, cù
lao Minh xuất hiện sau này, xứng danh là trái châu của Cửu Long.
Phía cù lao Bảo có tám giồng, phía cù lao Minh có 11 giồng. Đặc điểm của
những giồng này là chịu ảnh hưởng nước lớn nước ròng do thủy triều,
nhưng không bao giờ bị ngập vào mùa lụt của sông Cửu Long.
Nguyễn Cư Trinh và Trương Phúc Du xin dời dinh Long Hồ từ Cái Bè qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.