LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 15

sau đây (đặt ra từ năm 1741) :
— Quy An
— Quy Hóa
— Cảnh Dương
— Thiên Mụ
— Gian Thảo
— Hoàng Lạp
— Tam Lịch
— Bả Canh
— Tân Thạnh
Ba kho Tân Thạnh, Cảnh Dương, Thiên Mụ, làm chỗ cho dinh Trấn Biên
trưng thâu tô thuế để nạp tải về Kinh, đều ở phía bắc Hậu giang tức là sông
Cát, phía đông cù lao Phố.
Kho Tam Lạch (Tam Lịch) ở vùng Mỹ Tho (theo cha Jean de Jésus thì Tam
Lạch là nơi mà quân Đông Sơn khởi sự xưng danh tánh), ta hiểu là vùng
Ba Giồng.
Kho Bả Canh ở vùng Cao Lãnh ngày nay.
Kho Gian Thảo ở cách phía nam thành Gia Định 4 dặm rưỡi, sau sửa lại gọi
là kho Bốn Trấn.
Kho Hoàng Lạp ở huyện Phước Long (Biên Hòa). Phải chăng kho này
dùng để thâu sáp ong và lâm sản do thợ rừng phía biên giới Việt Miên
đóng góp ?
Kho Quy An và Quy Hóa ở đâu ? Có nên suy luận là vùng An Hóa ở cửa
Đại ngày nay, lấy hai tiếng sau chót nhập lại ? Nguyễn Khoa Thuyên ghi
rằng ở Quy An có hơn 100 thôn, tên Quy An được nhắc tới theo thứ tự sau
Tam Lạch và Tân Bình. Bả Canh được Nguyễn Khoa Thuyên ghi lại như là
một trại, cùng với hai trại khác là Ba Lai và Rạch Kiến.
Trên bản đồ, ta thấy có đến 4 kho tập trung ở cù lao Phố và Bến Nghé để
thuận đường chở chuyên về kinh đô Huế và các tỉnh miền Trung khi chúa
Nguyễn còn nắm chủ quyền. Mấy kho kia ở Ba Giồng (Tam Lạch), Cao
Lãnh (Bả Canh), Qui An có lẽ gần một vàm sông nhánh của Cửu Long,
hoặc Ba Lai, hoặc cửa Đại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.