LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 140

chức hội tề (chỉ định thì đúng hơn) không theo tiêu chuẩn là có hằng sản vì
tìm đâu ra một người có hằng sản ! Năm 1911, vào tháng 9, hương chức
làng báo cáo khi chủ quận ra lịnh cử một người thay thế cho vị hương chủ
vừa chết : “Ông A. Isidore mới lập làng, dân làng là người nghèo nàn và
các nơi tới mướn đất làm ruộng cấy, lúa tốt thì nó ở, lúa xấu thì nó trốn đi,
dân không có vườn đất tại làng. Xin đình lại tháng Décembre nhằm mùa
lúa trổ, làng xét lại lúa ai tốt là người khá trong làng và lựa người xứng
đáng làng mới dám cử”.

Vài nét lớn về điền của Pháp

Cần nhớ là bấy giờ ở Nam kỳ, danh từ đồn điền không được xài tới vì gợi ý
nghĩ không tốt, trùng hợp với những đồn điền thời đàng cựu mà Pháp
chánh thức giải tán (dân đồn điền thường là dân làm loạn khi người Pháp
mới đến). Gọi là điền, kèm theo tên của người chủ, thí dụ như điền ông La
—bách (Labaste) hoặc tên tục như điền ông Kho (Gressier), hoặc khôi hài
hơn : điền Tây Mập, điền Tây Tàu (tên này có tàu riêng để chở lúa) hoặc
điền Tây Đầu Đỏ (tóc đỏ). Nếu là của công ty thì gọi là điền hãng. Người
làm chủ đất thì gọi là điền chủ (gọi “địa chủ” nghe không thanh tao, theo
lối nói lái của người miền Nam). Chủ ruộng là người canh tác trên đất
mướn của người khác. Tá điền là người mướn đất làm ruộng (không gọi là
dân cày, vì dân chúng bấy giờ cho là trâu mới cày, người đâu phải trâu mà
cày).
Thoạt tiên, nhà nước định hễ người Pháp hoặc người Việt có quốc tịch Pháp
khai thác trên mười mẫu thì được hoàn toàn miễn thuế trong 5 năm liền;
đến năm thứ 6 là bắt đầu đóng 1/5 số thuế, cứ như vậy đến năm thứ 10 là
đóng trọn. Nghị định ngày 4/1/1894 sửa đổi lại không miễn thuế 5 năm
đầu, ngay trong năm đầu đóng số 1/5 thuế, đến năm thứ 5 là đóng trọn.
Nghị định 13/4/1909 cho phép những người Pháp có trên 80 tá điền và khai
thác một diện tích ít nhứt là 400 mẫu được quyền lập riêng một làng mới,
nếu chủ điền yêu cầu, dân trong điền được hưởng quy chế “dân điền Tây”.
Với nhiều ưu đãi vừa kể, thực dân Pháp tha hồ làm mưa làm gió. Trước khi
có nghị định trên, từ năm 1906 ở Rạch Giá đã xảy ra một vụ lập làng mới
lấy tên là Vĩnh Báu, trên địa phận của làng Vĩnh Viễn. Chủ điền là trạng sư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.