LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 141

Doutre cho người quản lý (gọi nôm na là cặp—rằn) đem 70 dân đến lãnh
thổ vừa được phép trưng khẩn để lập làng mới. Hương chức hội tề địa
phương can thiệp vì chưa có lịnh chánh thức của quan trên. Người quản lý
này (người Việt) cứ ra lịnh tiếp tục cất công sở mới và xúi dục tá điền cầm
dao rượt chém hương chức làng sở tại !
Thực dân khuyến khích cho người ở xa cũng khẩn đất, trường hợp Nam
tước Rothiacob cư ngụ ở Ba Lê làm đơn xin khẩn ở Vị Thủy (Rạch Giá)
phần đất 1357 mẫu, vào năm 1911 vì nghe tin sắp đào kinh ở vùng này,
nhưng chỉ được cấp 642 mẫu để rồi không nhận lãnh. Phần đất tốt này lại
được dân địa phương canh tác mà không làm đơn trước vì họ tưởng là vô
chủ. Hai người Pháp là Duval và Guéry (đã có đất ở Cần Thơ) lấn qua đó
80 mẫu, đến năm 1911, tên Labaste xin trưng khẩn (Labaste nổi tiếng là
lãnh chúa với những phần đất ở Sóc Trăng).
Vài người Pháp lanh lợi và thực tế đã khéo lợi dụng sự ưu đãi để giựt đất
của dân hoặc giựt tiền trợ cấp của chánh phủ thuộc địa, điển hình là L.
Bélugeaud, kinh lý hữu thệ. Năm 1911, ông ta trưng khẩn 500 mẫu đất ở
làng Hưng Điền (Mộc Hòa), xin trợ cấp cho 500 đồng để thí nghiệm cơ
giới hóa nông nghiệp theo một kiểu máy do chính ông ta sáng chế và ráp tại
chỗ. Đến nông trại, ông ta nhờ tham biện, nhờ hương chức làng giúp mướn
cu—li, mướn trâu và cất chòi. Khi lãnh tiền, ông ta cho bọn cu—li cày bừa
rồi lại báo cáo từng đợt để hưởng thêm trợ cấp, sau rốt, ông ta bỏ căn chòi
xơ xác nọ, bỏ mấy bộ phận sắt vụn đầy sét, giựt luôn tiền mướn trâu và
mướn cu—li. Đến mùa, ông ta hưởng phần hoa lợi do bọn cu—li canh tác
theo lối cổ truyền chừng 30 mẫu. Năm 1913, Bélugeaud đến Rạch Giá mở
văn phòng lãnh đo đạc ruộng đất, bấy giờ muốn có bằng khoán thì phải có
bản đồ do chuyên viên được chánh phủ thừa nhận lập ra. Dịp tốt để
Bélugeaud đòi tiền thêm, cao hơn giá mà nhà nước quy định. Và sau khi đo
xong, chủ đất phải lo hối lộ thêm 500 đồng thì mới có bản sao của bản đồ.
Trước đó, năm 1909, ông ta tìm cách giao thiệp với các người giàu có ở
Rạch Giá, nhận tiền rồi bảo là để vận động giùm với quan trên, ai muốn
khẩn đất to thì cứ đưa nhiều tiền. Dân địa phương tin lời, vì ông ta là người
Pháp. Năm 1913, thấy phần đất giữa làng Lộc Ninh và làng Vĩnh Bình đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.