LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 150

thường bắt buộc làm thêm vài ngày (trường hợp làm đường lộ Rạch Giá,
Hòn đất năm 1905). Năm 1911, khi bày việc đào kinh từ rạch Cái Su đến
rạch Thứ Nhứt, dân phải làm đến 20 ngày, tự túc đem theo ky, cuốc,
xuổng, gạo, nhà nước không cấp phát gì cả. Trong vài trường hợp nhà
nước có cấp phát tượng trưng bằng tiền mặt. Người ở gần sông, đặc biệt là
ở phía sông Cái Lớn hoặc Cái Bé tiếp giáp qua Cần Thơ lại phải làm xâu
vớt lục bình, đề phòng sông rạch bị chận nghẹt, ghe thuyền khó qua lại.
Thời thực dân hễ gom dân làm xâu, trong văn kiện làng công khai gọi là
“đuổi dân xâu ra nhà việc”. Khi phóng lộ hoặc tiếp tay với nhân viên Công
chánh đắp lộ, dân phải làm cu—li với giá rẻ, nhiều người bỏ trốn.
Người Miên khổ cực hơn người Việt. Trong những địa phương người Miên
quá đông, hương chức làng đa số là người Miên. Họ bị cai trị hteo lối
phong kiến đặc sệt. Khi bị đòi tới làng, tới quận là họ sợ bị tù. Khi cần hợp
thức hóa đất ruộng mà họ dày công khai phá, họ lại vắng mặt. Họ ít khi
dám đòi hỏi quyền lợi chánh đáng, thà chịu thua thiệt mà được ở nhà.
Thực dân Pháp khinh thường người Miên ra mặt. Trừ một số ít người mang
họ (Sơn, Thạch...) do ông bà truyền lại từ đời Tự Đức, hoặc lai Tàu (họ
Trần, họ Lý nhưng không có chữ lót) thì tất cả đều không họ. Trong bộ sổ,
cứ gọi tên này tên kia (Danh), đàn bà thì gọi là Thị.
Trong công tác khẩn hoang, người Miên góp công lao đáng kể. Họ làm
công hoặc làm tá điền cho người Việt, dầm mưa dãi nắng rất dẻo dai, sở
trường của họ là chèo ghe, đốn tràm, đào mương, tát đìa bắt cá. Đàn bà
Miên giỏi về cấy và gặt lúa, gặt cấy rất kỹ lưỡng và vén khéo tuy chậm
chạp. Gia đình Miên nào nghèo thì khó tả : ngủ nóp, hoặc ngủ trần với bếp
un, ở nơi muỗi mòng mà nhiều đứa trẻ từ khi lọt lòng đến tuổi mười hai
mười ba vẫn ở trần ở truồng, không biết áo quần là gì, ăn uống quá đạm
bạc. Vài người đã mất đất vì ham cờ bạc, quá cao hứng lúc uống rượu say
nên sẵn sàng điềm chỉ vào bất cứ giấy nợ hoặc giấy bán đất. Về thuế thân
thì mười người trốn hết bảy tám.
Đặc biệt là ở Rạch Giá, người Huê kiều lại tích cực khẩn hoang với sở
trường là làm rẫy ở đất giồng ven sông Cái Lớn và Cái Bé (những giồng
này gọi là thanh lang). Họ có mặt tại xứ Rạch Giá từ đời Mạc Cửu nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.