năm, ở Cần Thơ 8 năm, ở Cà Mau 3 năm, ở Rạch Giá từ 3 năm qua nhưng
rốt cuộc làm ăn không khá, đành mua tấm giấy lão của người Việt tên Phạm
Văn Lê. Vì sợ tung tích bại lộ nên ông ẩn lánh ở sốc người miên.
Về tình trạng của nông dân nghèo năm 1908, nhà cách mạng Trần Chánh
Chiếu cũng là điền chủ lớn ở Rạch Giá đã viết bài đăng trên tờ Lục Tỉnh
Tân Văn số 42, tháng 9/1908 (hai tháng sau là ông bị bắt vì việc vận động
Đông Du). Bài lấy hai câu thơ “Nhị ngoạt mại tân ti. Ngũ ngoạt khiếu tân
cốc” làm nhan đề.
Người Nhiếp di Trung làm bài thơ Mảng Nông có câu thơ rằng : tháng hai
bán tơ mới, tháng năm bán lúa sớm, cắt thịt vá ghẻ nghĩa là đở ngặt vậy
chớ khổ cũng hoàn khổ.
Thương hại cho dân nghèo ra thân đi làm tá điền, vì trong tay không có
nghề sản nên mới chui đụt đỡ giấc, nói tiếng làm ruộng chớ kỳ trung đi
kiếm ăn cho qua ngày tháng. Làm ruộng gì mà mãn nhứt đại không có dư
một hột lúa dính tay, lẽ thì ba năm làm mới có một năm thiếu ăn, có đâu
hụt trước thiếu sau, lúa gặt vừa rồi đã đi lãnh ruộng giao, lãnh công cấy
công phát.
Một năm 12 tháng, làm ruộng thật sự có bốn năm tháng còn bảy tám thán
dư linh làm nghề chi ? Vì không có nghề trong tay nên mới rủ nhau đánh
cờ chó, hoặc đi coi đánh cờ bạc, chà lết mòn quần rách áo.
Thương ôi, dốt đặc hơn cá tôm, vụng về hơn trùng dế. Dân nước khác tiếc
tới giờ tới phú như tiền bạc, dân nước mình phí ngày tháng như nước trôi.
Uổng thay, từ già tới trẻ, từ nam tới nữ đều luống những đêm ngày. Nghe ai
cho vay thì mừng hớn hở, hỏi rồi nào lo trông trả. Vì vô nghề nghiệp nên
mới sanh tệ trong xứ như thế. Làm người phải biết thương cái thể diện của
mình.
Kẻ thương quê hương phải hết sức giúp cho nền công nghệ thì có ngày trừ
đặng việc tình tệ mới bày tỏ trước đó.
Hơn 20 năm sau, vài học giả Pháp nghiên cứu tình hình kinh tế, tình hình
đất đai miền Nam, cách khẩn hoang ở Hậu giang, vấn đề cho vay, việc phân
phối đất đai... rồi đưa ra vài biện pháp “xây dựng”. Nhưng gẫm lại, việc
nghiên cứu của họ chỉ là thương vay khóc mướn, không tiến bộ bằng bài