đai, năm 1885, chưa phân khoảnh để làm bằng khoán được, ngoại trừ tổng
Thạnh Hưng và tổng Thạnh Hòa.
Quận Cà Mau còn nguyên vẹn, chưa đo đạc. Nhờ điều tra lại nên chủ tỉnh
biết thêm về vùng Cà Mau : dân không giàu nhưng ai nấy đều đủ ăn, có
chùa, có đình làng, có nhà ngói. Nhưng đi về phía mũi Cà Mau thì chạy tàu
nhiều tiếng đồng hồ mà không gặp một căn chòi nào cả. Nghề đóng đáy,
làm tôm khô bán cho ghe Hải Nam càng phát triển. Chiếu Cà Mau được
giá, nhiều người bỏ nghề ruộng để dệt chiếu và vô rừng khai thác mật ong,
sáp. Mùa mưa, đường vận tải dễ dàng, họ đốn cây mà bán lậu qua Sóc
Trăng hoặc lên chợ Bạc Liêu.
Theo sự phỏng định lạc quan của chủ tỉnh Caffort thì trong vòng hai năm
tới, Bạc Liêu sẽ là vùng giàu có, chỉ cần cho người từ Bắc kỳ vào canh tác
với kỹ thuật cổ truyền là đủ làm cho huê lợi tăng lên gấp mười. Tỉnh Bạc
Liêu phía giáp Sóc Trăng là nơi Huê kiều và người Cao Miên đông đúc,
ruộng tốt, dân chúng thích nói tiếng Triều Châu. Riêng về quận Cà Mau,
người Việt đông hơn, gần như là thuần túy, chỉ trừ hai làng có sốc Miên mà
thôi.
Năm 1887, Lamothe de Carrier trở lại Bạc Liêu làm chủ tỉnh và nhận định
rằng tình hình thay đổi khả quan so với nhiệm kỳ trước của ông ta. Việc
kiểm tra cho biết ở Bạc Liêu sau người Việt thì đông đảo nhứt là người
Cao Miên, kế đến người Minh Hương gốc Triều Châu. Trong 2.500 Huê
kiều, người Triều Châu chiếm đến 2000. ở tổng Thạnh Hưng, nhiều gia
đình chỉ nói toàn tiếng Triều Châu và các ông hương chức hội tề không biết
nói tiếng Việt. Nạn Thiên Địa Hội, ăm trộm trâu, ăn trộm ghe, nhứt là buôn
lậu á phiện còn đầy dẫy. Dân hút thêm á phiện nhưng nhà nước bán ra ít
hơn năm trước :
— Năm 1884, nhà nước bán ra 56.000 đồng.
— Năm 1886, nhà nước bán ra dưới 40.000 đồng vì nạn á phiện lậu thuế.
Viên chủ tỉnh này lại báo động : điền chủ trong tỉnh mượn của Đông Dương
ngân hàng trên 35.000 đồng để làm mùa, nhưng có lẽ họ thua cờ bạc hết
rồi. Đề nghị cho dân ngoài bắc vào, cắp đất cho họ. Năm 1882, phỏng định
36.000 dân, nay được hơn 50.000. Đang làm đường nối qua Sóc Trăng,