người Pháp ở Cần Thơ, mộ dân nghèo ở Bắc kỳ vào. Nhưng tốp dân mộ
này vì bị quan lại ở quê xứ cưỡng bách, nên khi đến Cần Thơ lại lãng
công, thiếu thiện chí. Rốt cuộc, nhà nước trả họ về quê để khỏi chịu tốn
kém về cơm gạo.
Phòng Dinh Điền bèn kiên nhẫn thí nghiệm lần thứ nhì, nhờ quan Công sứ
tỉnh Thái Bình chọn lựa kỹ lưỡng hơn, nhằm khẩn hoang vùng Phụng Hiệp.
Người ứng một phải ký giao kèo chịu ở Nam kỳ ít nhứt là 3 năm, mỗi gia
trưởng khi đến Cần Thơ được tạm cấp 4 mẫu đất, 5 năm sau trở thành sở
hữu chủ, trong giai đọan khai thác đầu tiên được miễn 5 năm khỏi đóng
thuế điền và thuế thân. Sau này, đất bán lại với giá rẻ cho người khai thác,
lại còn giúp đỡ cụ thể về tiền bạc để sắm quần áo, nông cụ.
Đích thân viên đầu phòng Dinh Điền ra tới tỉnh Thái Bình để ký giao kèo
với các gia trưởng chịu vào Cần Thơ nhưng làm sao viên chức này biết rõ
cách thức tuyển mộ của quan Công sứ tỉnh Thái Bình ? Đợt người vào Nam
này gần như bị quan trên bắt buộc phải đi, gồm có : 84 gia đình tổng cộng
328 người, chia ra 84 người cha, 85 người mẹ, 122 trẻ con, 37 người lớn
tuổi.
Cuối tháng 5/1908, họ vào Cần Thơ, đưa đến vùng Phụng Hiệp (bấy giờ
còn hoang vu) cứ 8 ngày là phát gạo, 15 ngày là phát tiền. Họ lãng công,
một số chịu làm lụng nhưng không quen kỹ thuật làm ruộng ở địa phương,
một số đông thì trốn, bỏ vợ con. Theo báo cáo của quan huyện ở Rạch Gòi
thì tốp người ứng mộ này chỉ gồm chừng 5 hay 6 người là nông dân, còn
bao nhiêu là dân mà viên chức ngoài Bắc cứ lùa vào Nam, tạp nhạp, theo
kiểu bắt phu. Vì thế mà cuộc di dân không thu được kết quả gì ráo.
Từ tháng 12/1908 đến tháng 4/1909, họ lần lượt bị đưa về Bắc, còn sót lại
19 người đang ở tù, vì bất hảo (phúc trình hằng năm về tình hình tổng quát
tỉnh Cần Thơ, niên khóa 1908—1909 của chủ tỉnh L. de Natra).
Trong đợt di dân đầu tiên, 50 người gọi là “cu li Bắc kỳ” tới điền của Duval
và Guéry với một viên đội và 2 người cai canh chừng, nhà nước yêu cầu
chủ điền cho lãnh lương hơi cao một tí để họ siêng năng làm việc. Nên
hiểu cuộc dinh điền của Pháp chỉ là mô phỏng vụng về hình thức lập ấp
đời Tự Đức. Đây là hình thức nô lệ trá hình, bị thất bại vì thiếu chính