biến văn hóa Pháp” cả.
Khi báo cáo cho Thống đốc Nam kỳ về tình hình trong tỉnh, lần lượt các
viên chủ tỉnh ở Cần Thơ thú nhận như sau :
— Báo cáo năm 1908—1909 của L. de Natra : Chủ tỉnh Cần Thơ hồi
năm ngoái nhận định rằng “vụ án Gilbert Chiếu và đồng bọn không gây
phản ứng gì rõ rệt đối với nhân tâm trong tỉnh. Tuy nhiên, ta phải nhìn
nhận rằng một số đông kẻ liên can trong vụ án đều là quê quán ở Cần Thơ.
Họ đang bị giam để chờ ngày ra trước tòa án Mỹ Tho...”
Chủ tỉnh de Natra nói là những biến cố năm 1908 chứng minh một cách
khá rõ rệt rằng dân Nam kỳ bấy lâu chỉ lo làm ăn và cầu mong được yên
ổn, lại bị xúi giục. Đa số người đi xúi dục này đều là những kẻ thọ ơn nhà
nước Pháp. “Người bổn xứ, mà ta có thể tin cậy là trung thành với chế độ
đã tìm mọi cách mà họ có thể có được để chuẩn bị khởi loạn”.
— Báo cáo năm 1909—1910 : Từ khi xảy ra vụ án Gilbert Chiếu tới nay,
chẳng có sự việc gì nổi bật, đáng ghi... “Nhưng khi tiếp xúc với người bổn
xứ, ngay đến những người đã từng phục vụ nhà nước Pháp một cách hữu
ích, ta phải giựt mình vì thái độ chỉ trích của họ đối với tất cả những gì liên
quan đến chính quyền thuộc địa, một lối chỉ trích mỉa mai, cay cú”.
Báo cáo năm 1910—1911 : “Không có cuộc biến loạn, không có sự bộc lộ
cụ thể nào xảy ra. Tuy nhiên, dưới bề ngoài yên ổn này ta nhận ra một cách
dễ dàng là còn một phần của dân chúng — may thay số người này không
đông đảo cho lắm — họ có thái độ đối lập và thái độ chỉ trích không nhân
nhượng, tận gốc, đối với tất cả những gì của chánh quyền, những gì xuất
phát từ phía người Pháp”. Gilbert Chiếu được tòa xử miễn tố, vì vậy mà họ
càng lừng lẫy hơn, lại còn một số người đồng lõa trong vụ án cũng được
miễn tố. Dân trong tỉnh đủ sức đóng thuế, nhưng tình hình bên Mãn Châu
đã có ảnh hưởng ở toàn cõi Viễn Đông. Cầm đầu nhóm chống đối chính
quyền, có nhiều viên thư ký hoặc quan lại đã bị cách chức, họ đang sống
ngày qua ngày.
Thiên Địa Hội phát triển đặc biệt ở vùng Rạch Giá. Tháng 5/1909, nhà
nước phát giác từ 3 đến 400 người gia nhập hội, chừng 15 người cầm đầu
bị đưa ra tòa. Năm 1910—1911, chủ tỉnh Cần Thơ lại bực mình vì sau 50