nhân dân cực kỳ khổ sở”.
Ngoài việc trả thù riêng người Tàu, Nguyễn Nhạc còn có dụng tâm tiêu diệt
đầu não kinh tế của miền Nam, nơi chúa Nguyễn nắm được nhân tâm từ
lâu.
Suốt thời gian tẩu quốc và phục quốc, Sài Gòn được xem là kinh đô của
Nguyễn ánh (1779—1801).
Sài Gòn được ưu thế là gần vùng Mỹ Tho và Long Hồ. Việc chuyên chở lúa
gạo và sản phẩm từ Tiền giang tuy khó khăn nhưng lúc bấy giờ kinh rạch
vẫn tương đối thuận lợi cho loại ghe có sức trọng tải nhẹ. Nhìn trên bản đồ,
ta thấy sông rạch chằng chịt ; vào mùa mưa nước sông tràn đầy, nhưng
mùa nắng thì nhiều khúc không lưu thông được, hoặc lưu thông khó khăn
phải sang qua ghe nhỏ, kéo bằng sức người hoặc sức trâu, sông rạch lại
quanh co, không đủ nhân công để vét. Công trình đào kinh khởi đầu với
sáng kiến của Nguyễn Cửu Vân để cố gắng nối liền sông Vũ Gù (Vàm Cỏ
Tây) qua sông Mỹ Tho tức là Vàm Cỏ Tây qua Tiền giang, sau lại đào sâu
thêm. Tuy nhiên, vì có giáp nước khiến phù sa hai đầu dồn vào nên bị cạn,
thuyền to phải chờ khi nước lớn mới qua lại được. Đã có tạm đường thông
thương từ Mỹ Tho qua Vũng Gù. Vũng Gù thông qua Vàm Cỏ Đông đến
Bến Lức, theo đường nước đến Ba Cụm rồi theo sông Bình Điền đến Chợ
Lớn. Năm 1772, Nguyễn Cửu Đàm (con của Nguyễn Cửu Vân) đào kinh
Ruột Ngựa, nối liền Rạch Cát đến kinh Lò Gốm mà trước kia ghe thuyền
không qua lại được, chỉ có “một đường nước đọng móng trâu”. Phía Gò
Công, Cần Giuộc cũng có đường thủy lên Rạch Cát. Phía Hậu giang, khi
tranh chấp bằng quân sự với Tây Sơn, Nguyễn ánh vẫn tấn thối theo đường
sông từ Sài Gòn Gia Định đến tận Sa Đéc, Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá.
Dời đến Sài Gòn thì thể thức phân phối và tích trữ hàng hóa không được
thuận lợi như lúc ở cù lao Phố : “Khi thuyền cặp bến, không có chủ lớn bao
trữ nên phải gánh đến các chợ bán lẻ linh tinh, kịp khi muốn mua thổ hóa
đem về, thì đi tìm đông hỏi tây rất nhọc sức. Lại có bọn thổ côn giả dạng
làm người giàu có nói dối, mua xong rồi tìm nơi trốn tránh, nếu mất số vốn
một ít thì còn gắng chịu mà về, thảng hoặc mất vốn quá nhiều thì phải cầm
ghe lấy tiền ở đến mùa đông để truy tầm bọn ấy, làm cho kẻ viễn thương