ngày càng cực khổ”.
Tệ đoan xảy ra vì địa bàn hoạt động của Sài Gòn rộng hơn cù lao Phố,
nhưng chỉ là lúc giao thời. Về sau, cũng chính thương gia Huê kiều đứng
ra tổ chức hệ thống mua bán hoàn hảo hơn.
ở vàm Hậu giang, từ lâu người Miên sống tập trung tại vùng Ba Thắc (Sóc
Trăng) trên đất giồng cao ráo, làm ruộng khéo léo, gạo nổi tiếng là ngon.
Thay vì chở lên Sài Gòn, thương gia địa phương đứng ra chịu mối với các
ghe buôn từ nước ngoài đến. Một thương cảng thành hình từ xưa, phỏng
đoán là ở vùng Bãi Xàu (Mỹ Xuyên ngày nay) nơi sông Ba Xuyên ăn thông
ra Hậu giang. Theo nhựt ký của cố đạo Levavasseur vào năm 1768, thì
thương cảng này mang tên là Bassac thành lập ở mé sông, nơi đất thấp với
nhà lợp lá. ở đây dùng tiền quan (quan 600 đồng của Việt Nam) ; một đồng
bạc Con ó trị giá 5 quan tức là 3000 đồng. Chợ bán gạo, nhiều loại trái cây,
rau, gà vịt, heo. Phải chờ nước lớn ghe thuyền mới vào được. Thuyền chủ
toàn là Trung Hoa, dân ở chợ đa số là người Trung Hoa, quan cai trị là
người Cao Miên. Thuyền buôn đều của người Trung Hoa, đậu san sát từ
100 đến 150 chiếc để mua gạo và mua đường. Không hiểu họ đem tới đây
bán những món gì.
Nên nhắc đến thương cảng Hà Tiên mà các thương gia ngoại quốc thường
đề cập tới, được phồn thịnh một thời nhờ xuất cảng sản phẩm của Cao
Miên phần lớn, khi Mạc Cửu và Mạc Thiên Tử còn hưng thời.
Việc tổng động viên năm 1789
Cuộc tranh chấp bằng võ lực giữa Tây Sơn và Nguyễn ánh làm nguy hại
cho nông nghiệp. Nói chung thì quân Tây Sơn không thâu phục được nhân
tâm, trừ một trường hợp là cuộc chiến thắng quân Xiêm ở rạch Gầm, Xoài
Hột vào năm 1874. Quân Xiêm do hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương
với lực lượng hùng hậu kéo đến nhưng Trịnh Hoài Đức, người viết sử
thiên vị rõ rệt về phe Nguyễn ánh cũng đã thú nhận : “Binh Tiêm đến đâu
đều cướp bóc khó bề hạn chế nên vua (Nguyễn ánh) lấy làm lo. Đã vậy mà
binh Tiêm lại kiêu hãnh, lòng dân bất phục”. ở trấn Vĩnh Thanh, trong lúc
Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng “đều chôn cất của cải không dám
phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì”. “Chợ