LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 31

lại 100 hộc.
Giống lúa sạ (lên cao theo nước lụt) tuyệt nhiên không thấy nhắc tới. Lúc
bấy giờ, việc mua bán, liên lạc với Cao Miên cũng khá thường xuyên. Lúa
sạ có nhiều ở Cao Miên, tại sao ta không cho du nhập để giải quyết việc
trồng tỉa ở phần đất rộng mênh mông phía Đồng Tháp Mười và phía Châu
Đốc ? Theo thiển ý chúng tôi, bấy giờ đất giồng ở bờ sông còn nhiều, chưa
cần khai thác quá xa tận vùng Châu Đốc và Đồng Tháp. Vả lại, lúa sạ
không ngon cơm, bán thấp giá trên thị trường.
Trong Gia Định thành Thông Chí, không lời lẽ nào đề cập đến lối canh tác
một năm hai mùa ruộng (khi người Pháp chiếm nước ta hồi cuối thế kỷ 19,
ở Nam kỳ vẫn chưa làm một năm hai mùa). Ruộng hai mùa đòi hỏi đất cao
ráo, để có thể đắp bờ mà giữ nước hoặt tát nước vào ruộng cạn. Đắp bờ và
tát nước đòi hỏi nhân công, các thửa ruộng phải liền lạc, gần nhau. Người
nông phu lúc bấy giờ vì đất còn tốt và rộng nên chưa nghĩ đến cách khai
thác thâm canh ấy. Lúc rảnh rỗi, họ trồng đậu, bắp khao dễ sinh lợi và ít tốn
công hơn.
Doãn Uẩn từng là thự án sát tỉnh Vĩnh Long vào năm 1833 (sau làm đến
Tổng đốc An Hà) ghi lại vài chi tiết về cách làm ruộng : “Việc trồng lúa thì
cứ phát rạp lau sậy, bừa cỏ hai ba lần rồi cấy, không phí sức nhiều. Như đã
cấy rồi thì không cần trông nom tới, cũng khỏi phải lo nước hạn. Vào
những tháng 7, 8, 9 lục tục cày cấy, đến những tháng 11, tháng chạp mới
lần lượt gặt hái, rồi gom nhóm lại để ngay ngoài ruộng, tới ra giêng lối
tháng 2, tháng 3 mới cho trâu đạp lấy lúa hột”. “Cổ nhân nói : Xuân canh,
hạ vân, thu thâu, đông tàng xét ra không thể hoàn toàn đúng với mọi vùng,
hoặc thổ ngơi không điều hợp, thổ tục thì theo thói quen mà làm, hoặc giả
khí hậu có sớm có tối khác nhau, riêng tôi cũng chưa thấu đạt được vậy.
Cũng như nói về hoa quả, tại nhiều tỉnh dưa đều đại khái chín vào mùa hạ,
mà Nam Kỳ lại chín vào đông xuân. Tại Bắc kỳ, sen nở mùa hạ, mà Kinh
kỳ (Huế) lại trỗ bông vào giữa thời gian giao mùa đông xuân, còn Nam kỳ
thì bốn mùa sen đều có hoa cả”.
Về phong tục ở miền Nam lúc bấy giờ, Trịnh Hoài Đức ghi lại khá nhiều
chi tiết, xin lược kê vài đoạn, chứng tỏ việc khẩn hoang đem lại mức sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.