LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 32

sung túc : “ở Gia Định, có khách đến nhà đầu tiên gia chủ dâng trầu cau,
sau dâng tiếp cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ, quen
lạ, tông tích ở đâu, ắt đều thâu nạp khoản đãi, cho nên người đi chơi không
cần đem tiền gạo theo, mà lại có nhiều người lậu xâu, trốn thuế đi đến xứ
này ẩn núp, bởi vì có chỗ dung dưỡng vậy”. “Đất Gia Định nhiều sông,
kinh, cù lao, bãi cát nên trong 10 người đã có 9 người biết nghề bơi lội,
chèo thuyền, lại ưa ăn mắm, ngày ăn ba bữa cơm mà ít khi ăn cháo”. Lại
có thói đùa cợt, bằng cách thách đố nhau ăn hoặc uống thật nhiều. Doãn
Uẩn chép : “Cũng có kẻ nghèo phải đi ăn xin, nhưng mỗi tháng họ chỉ đi
xin một lần cũng đủ sống rồi. Họ thường tựu nhau nơi đình miếu, mỗi
người đều có mùng màn riêng. Trộm cắp cũng ít xảy ra, trâu thì có chuồng
nhốt ngoài đồng”. Họ rất thích ca hát, không ngày nào là không có múa
hát.
Người Tàu còn khai thác ruộng muối ở vùng biển Sóc Trăng (Ba Thắc).
Biên Hòa nổi danh với nghề trồng mía, làm đường. Rừng Tây Ninh sản
xuất nhiều gỗ tốt, đặc biệt là dầu rái để trét ghe, làm đuốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.