LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 35

nói đến việc quân Xiêm sẽ can thiệp vào Cao Miên. Ngài ra lịnh xây đồn
cho nhanh kẻo bận rộn đến việc cày cấy của đám người đi làm xâu. Đồn
Châu Đốc vừa xây xong, vua Gia Long xem địa đồ, nêu ý kiến : “Xứ này
nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên thời nông thương đều lợi cả, ngày
sau dân ở càng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to”. Nhưng
Nguyễn Văn Nhân tâu can nên ngài bỏ ý kiến ấy.
Tuy nhiên đó chỉ là bỏ tạm thời. Ngài muốn lập một trấn mới, tách ra khỏi
trấn Vĩnh Thanh quá dài (trấn Vĩnh Thanh ăn từ biên giới Cao Miên đến
biển Nam Hải). Ngài muốn cho lưu dân quy tụ để mở đất. Một người Tàu
làm quan cho ta bên Cao Miên tên là Diệp Hội được gọi về, bấy lâu Diệp
Hội được tiếng là mẫn cán “xử việc gì dân cũng bằng lòng”. Diệp Hội
được cử làm Cơi phủ Châu Đốc, khiến chiêu tập người ta, người Thổ và
người Tàu vào đó cho đông, hễ có biết nghề trồng cây, nuôi súc vật, buôn
bán hay làm nghề gốm, cho tùy nghề nghiệp làm ăn, người nào thiếu vốn
thì nhà nước cho vay. Lại truyền dụ quan Tổng trấn Gia Định rằng : dân
mới phủ tập, nên dạy làm các việc lợi ích khiến dân được an cư lạc nghiệp,
chờ các việc thành rồi sẽ tâu lên.
Vua Gia Long hiểu rõ tình hình vùng biên giới Châu Đốc ; xứ này có đồi
núi, chăn nuôi súc vật dễ dàng ; từ xưa, người Miên giỏi về nghề làm đồ
gốm, nên thử cải tiến lại. Rất tiết là đất ở vùng Thất Sơn quá xấu, chỉ có
thể làm nồi, cà ràn, gạch ngói, chớ không làm tô chén được. Việc quy dân
lập ấp lúc bấy giờ cũng khó vì dân Việt thưa thớt ; ở phía nam, gần Cần
Thơ và gần Vĩnh Long còn nhiều đất tốt chưa khẩn hết, đi làm ăn ở tận biên
giới Châu Đốc là chuyện phiêu lưu. Người Tàu, người Cao Miên với nghề
làm đồ gốm, nghề chăn nuôi, trồng cây được nhắc tới là phải.
Trước khi muốn khơi động sinh hoạt kinh tế cho vùng Châu Đốc, ngài ra
lịnh cho Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) đào con kinh sau này gọi là
Thoại Hà (gọi nôm na là kinh Núi Sập) trong năm 1817, vào tháng 11, dùng
1500 dân xâu gồm người Việt và người Cao Miên, đào hơn một tháng mới
xong. Đây là con đường mà trước kia dân gian thường đi, nhưng chật hẹp,
nay đào nới rộng thêm. Thoại Hà đã có sẵn ở khúc đầu và đoạn chót, chỉ
vét lại phần giữ để nối liền từ Hậu giang qua Rạch Giá bên bờ vịnh Xiêm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.