LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 37

hằng năm của sông Cửu Long và Hậu Giang, phía Bắc thì quá thưa thớt, trừ
vùng Sa Đéc, Tân Châu. Vùng ngày nay thuộc Cần Thơ (Phong Dinh),
Long Xuyên, Châu Đốc chưa có người Việt đến định cư nhiều. Tại Cần
Thơ, Ô Môn, Thốt Nốt đất khá cao và tốt, dân ta đến lập thôn xóm, nhưng
người Miên còn chen chúc gần đấy. Hữu ngạn Hậu giang, phía biên giới
hầu như không người ở, trừ mấy cù lao trên sông. Đây là vùng bị ngập lụt
quá sâu, cấy lúa không được, ai siêng năng thì chỉ có thể chọn vài giồng
đất nhỏ, vài gò ở ven sông hay giữa đồng mà làm ruộng kiểu “móc lõm”
tức là theo hình thức “da beo”, nhưng lối làm ăn này quá phiêu lưu, khi
nước sông lên quá mức bình thường là bị lụt, hoặc mùa màng bị chim
chuột cắn hại, đầu hôm sớm mai.
Kinh Vĩnh Tế đào chưa xon glà Thoại Ngọc Hầu cho phép dân lập làng với
quy chế rộng rãi, từ cù lao Năng Gù đến Bình Thiên theo sông Hậu, và dọc
theo bờ kinh Vĩnh Tế, từ Châu Đốc đến Thất Sơn. Người khẩn đất cứ dâng
đơn, Thoại Ngọc Hầu lúc bấy giờ được trọn quyền ở biên giới (với chức vụ
Khâm sai thống chế, án thủ Châu Đốc đồn, lãnh bảo hộ Cao Miên quốc ấn,
kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ), phê vào đơn rồi đóng ấn son “Bảo hộ
Cao Miên quốc chi dương” là xong. Tờ đơn được đóng dấu này có giá trị
như tờ bằng khoán. Dọc theo kinh Vĩnh Tế, nhiều người thử làm ruộng trên
phần đất phía Nam, bờ kinh đắp cao, dễ cất nhà. Kinh rút bớt nước, lại
thuận lợi giao thông. Một số lưu dân đến mấy vùng đất cao ở chân đồi,
chân núi phía Thất Sơn mà canh tác. Rải rác trên bờ kinh, quân sĩ xây nhiều
đồn bão nhỏ, giữ an ninh, lại còn đường lộ đắp từ bờ kinh chạy vòng
quanh, liền lạc nhau (gọi là xa lộ). Để tiện việc di chuyển và để khi mùa lụt
nước ruộng rút nhanh, người khẩn hoang lúc bấy giờ nghĩ ra sáng kiến đào
nhiều con kinh ngắn (gọi là cựa gà) đổ ra kinh Vĩnh Tế, bên phần đất mới
khẩn để thăm ruộng hoặc chở lúa từ ruộng về nhà dễ dàng hơn. Lịnh của
triều đình cấm ngặt không được khẩn vào phần đất hiện có người Cao Miên
làm chủ. Núi Sam, gần Châu Đốc nối liền vào chợ với con lộ đắp đất. Làng
Vĩnh Tế thành lập (gọi là Vĩnh Tế Sơn thôn, làng ở núi Vĩnh Tế tức là núi
Sam). Thoạt Ngọc Hầu tỏ ra xứng đáng, làm đúng lời dụ mà vua Minh
Mạng đưa ra vào năm thứ hai (1821) “Châu Đốc là một vùng xung yếu, nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.