khẩn vùng đất hoang từ núi Chân Tầm Lon tới núi Trà Béc, bấy lâu thuộc
làng An Nông. Lúc đầu, Trương Văn Nghĩa và đồng bọn 11 người đến
khai phá, sau chiêu mộ thêm được 4 người nữa, đã có nền tảng để lập làng
mới lấy tên là Phú Cường. Cả bọn xin đến năm thứ 17 (1836) sẽ đóng đủ
thuế, khi mộ được thêm dân và lập hộ. Đơn được phú hồi cho Tuy Biên
phủ để tra khám và chuẩn cho vào tháng 11, năm Minh Mạng thứ 15
(1834). Qua văn kiện trên, ta thấy việc cứu xét kéo dài từ 1831, khi Trương
Văn Nghĩa khẩn đất, xin sẽ lập bộ và đóng thuế; quan địa phương thâu đơn,
chờ đến ba năm sau mới chánh thức chấp nhận. Trong thời gian chờ đợi,
bọn người khẩn hoang tha hồ làm ăn, khỏi đóng thuế, khỏi khai báo gì cả.
Làng Trường Thạnh tách ra từ làng Thường Thạnh, rạch Cái Răng (Cần
Thơ) lập vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834) do hai người đứng đơn. Làng
tân lập này gồm 8 người dân có tên trong bộ làng Thường Thạnh, 8 người
dân lậu và một niên lão 67 tuổi. Họ chịu đóng thuế 5 khoảnh đất, hạng sơn
điền (thuế nhẹ). Đây là vùng có an ninh, đất tương đối tốt, cách xa Châu
Đốc hàng trăm cây số ngàn, nên không thấy ghi những điều khoản dễ dãi
dành cho vùng biên giới.
Sử thường nhắc tới việc cho phép tù nhân đi khẩn hoang. Chúng tôi gặp tài
liệu về một hộ thợ săn, tập trung thợ săn thú rừng, gọi là “Thuộc Tỉnh Biệt
Nạp Lạp Hộ” được hưởng quy chế của một làng, nhưng không có đất đai.
Cầm đầu là Hộ trưởng tên Nguyễn Văn Luật, người ở kinh Vĩnh Tế, 55
tuổi. Hộ trưởng phải chịu trách nhiệm về thuế vụ cho 7 người do ông ta
bảo lãnh, thuế đóng bằng ngà voi, 150 mỗi năm. Gia nhập hộ thợ săn, có
mọt người quê ở Cái Thia (Định Tường), 1 người ở vùng Chợ Gạo (Định
Tường), đặc biệt là 1 người quê ở Vĩnh Tế can tội đồng lõa ăn cướp, đang
bị phát vãng (lưu đày) lên Trấn Tây (Cao Miên) để làm đồn điền binh.
Về sự phân chia đất sai, đặc biệt là vùng Thốt Nốt, nhiều điền chủ khẩn đất
rộng tới 26, 28 hoặc 60 mẫu, trong khi tính trung bình mỗi phần đất của
dân khẩn hoang là 2 hoặc 3 mẫu. ở đất tốt mé sông Cái hoặc cù lao, việc
phân khoảnh nhỏ bé hơn, trung bình từ 1 đến 2 mẫu.
Mãi đến năm Minh Mạng thứ 19 (1839) tỉnh An Giang vẫn còn được triều
đình nâng đỡ so với các tỉnh khác. Tỉnh thần dâng bộ sổ, ghi rõ số dân