“Trước đây bọn giặc (Lê Văn Khôi) chiếm cứ tỉnh thành, các thôn ấp đều
bị chúng đốt phá rồi chúng còn chiếu theo nóc nhà dân, đem tiền trong kho
ra tán cấp đến hơn một ngàn quan, nay dân tình nguyện y số đem nạp lại”.
Vua ra lịnh miễn cho. Việc lấy tiền trong kho chia đều cho dân, lúc đang
xảy ra, chắc là được dân hoan nghinh. Và dân đem nộp lại cho quan khi
bọn phản loạn bị dẹp, chưa chắc vì tình nguyện, vì sợ đúng hơn.
Loạn Lê Văn Khôi chỉ là một trong những mối lo sợ của vua Minh Mạng,
vì lúc bấy giờ ở Bắc kỳ loạn lạc nổi lên với cường độ đáng kể, lý do chánh
là nạn đói kém, là quan lại tham nhũng. Nhưng cuộc khởi loạn Lê Văn
Khôi tạo cơ hội cho quân Xiêm đánh ta trong đó có mặt trận Lào, riêng
mặt trận An Giang là quan trọng hơn cả.
Từ lâu, vua chúa nhà Nguyễn lo lắng về các vùng người Miên định cư tập
trung, nhiều nhứt là ở địa phận trấn Vĩnh Thanh ngày xưa :
— Vùng Trà Ôn được yên ổn nhờ có Nguyễn Văn Tồn (một người Miên
hữu công, trong thời gian phục quốc, được mang họ Việt Nam) nắm được
nhân tâm. Nguyễn Văn Tồn chết, con là Nguyễn Văn Vị được trưng dụng
và có ra tận Huế đô bái kiến vua.
— Vùng Lạc Hóa (Cầu Kè, Tiểu Cần). Năm 1835 đặt ra xã thôn, tùy theo
sốc lớn nhỏ, quan đến tận nơi khám xét, để định rõ thuế khóa.
— Vùng Ba Thắc (Sóc Trăng, Kế Sách). Vua Gia Long khi còn ở đất Gia
Định thì cho người Miên ở địa phương lập đồn điền mỗi năm nạp lúa sưu
thuế. Năm 1792, Nặc ấn ở Xiêm về, vua đem đất ấy cho lại ; năm 1835,
các quan lại người Miên ở địa phương yêu cầu ta giúp đỡ, vua Minh Mạng
cho người Miên hưởng chế độ tự trị rộng rãi với quan phủ coi việc nội an,
mãi đến khi người Pháp đánh nước ta, quan phủ vẫn là người Miên.
— Vùng Ô Môn (phía bắc Cần Thơ) là nơi người Miên tập trung đáng kể.
Về sau, họ phân tán, rút về phía hậu bối, xa bờ Hậu giang (Đại Nam Nhứt
thống chí ghi là “thổ huyện Ô Môn”).
— Vùng chợ Hà Tiên, rạch Gianh Thành, vùng Thất Sơn là những trung
tâm gần biên giới, nơi mà vấn đề an ninh không được toàn hảo, mặc dầu
triều đình đã chú ý từ đời Gia Long, Hà Tiên đất nhiều phèn, quá xấu, trừ
vài lõm nhỏ ở sườn đồi mà người Trung Hoa đến làm rẫy, người Việt đến