đường cũ, đến vùng mà chúng đã thu hôm nọ để quyết chiếm yết hầu Tiền
giang, đến Vàm Thuận không thấy gì xảy ra, chúng thử tiến thêm đến rạch
Củ Hủ (vùng chợ Thủ). Khi ấy, giặc nhân lúc nước xuống, theo bờ sông
phóng hỏa đốt bè, ngăn trở thủy quân ta rồi chúng lại sấn tới đánh, Quản
vệ Phạm Hữu Tâm đốc binh đánh từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết
nhiều, thây chồng nhau, giặc liền lui. Đây là trận đánh kéo dài từ ba bốn
giờ khuya đến chín mười giờ trưa, giặc chết nhiều, thây chồng lên nhau.
Trận này khiến ta nhớ tới trận rạch Gầm ở dưới Mỹ Tho vào năm 1784
Nguyễn Huệ đã thắng quân Xiêm. Từ Vàm Thuận đến chợ Thủ thuộc
huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang, bao nhiêu tàn phá diễn ra. Nhưng quân
ta lại thừa thắng thâu phục đồn Châu Đốc, thâu phục thành Hà Tiên rồi
chiếm thành Nam Vang từ tay quân Xiêm.
Giặc Xiêm đồng thời cũng đánh ta theo mặt Quảng Trị và Nghệ An trên đất
Lào, nhưng bị chặn lại.
Ta rượt theo đến vùng Biển Hồ (Tonlé Sap) tận căn cứ địa của quân Xiêm.
Cũng năm 1834 này, vào tháng tư, Trương Minh Giảng (bấy giờ là Tổng
đốc An Giang, Hà Tiên) từ Nam Vang trở về ra lịnh tu bổ đồn Châu Đốc,
rồi nghĩ đến việc dời tỉnh lỵ Hà Tiên qua phía Giang Thành (xa bờ biển, dễ
phòng thủ hơn). Vừa lúc ấy, lại hay tin quân Xiêm cũng do Phi Nhã Chất
Tri cầm đầu đang kéo qua Cao Miên với lực lượng là 5000 quân. Quân ta
đến nơi trấn áp, đóng đồn tại Vũng Xà Năng (Kompong Chnang).
Năm thứ 16 (1835), vua Minh Mạng cho đổi đồn An Man ở Nam Vang làm
thành Trấn Tây, định chế độ cai trị, đứng đầu là một vị tướng quân, hai vị
tham táng, quan lãnh binh, quan đồn điền. Việc này chỉ gây thêm mệt nhọc
cho quân dân ta. Từ năm trước, nước Chân Lạp bị đói kém đến đổi có
người phải ăn các thứ tấm cám nên phải xuất ra từ các kho hai tỉnh Định
Tường và Vĩnh Long chở lên Cao Miên một vạn vuông gạo để phát chẩn
cho dân khỏi xiêu tán.
Chánh sách đồn điền được ban hành ở Trấn Tây, người đi đồn điền gồm tù
phạm của Nam kỳ lục tỉnh. Ai trốn về thì bị tập nã gắt gao. Theo lời
Trương Minh Giảng năm 1839 thì ở Trấn Tây, dân tâu của Việt chiêu tập
thành lập được 25 xã thôn, với 470 dân binh, 340 mẫu điều, theo quy chế