LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 52

Lẹt Đẹt, quân ta dẹp tan rồi đánh luôn tới Cần Sư. Phía Tịnh Biên cũng có
loạn vài ngàn tên, nhưng dẹp được. Nguyễn Tri Phương đến núi Tượng để
đánh loạn quân. ở hai huyện Hà Dương và Hà Ñm, tình hình khuấy động.
Hà Dương gồm vùng núi Cấm, núi Tượng; Hà Ñm gồm các làng dọc theo
biên giới bên kinh Vĩnh Tế. Sở dĩ loạn quân dám kiêu ngạo vì bên kia biên
giới, Phi Nhã Chất Tri “đem quân Xiêm đến dựng đồn lũy ở bờ sông Vĩnh
Tế rồi qua lại gây sự với những đồn bảo của quân ta. Quan binh bèn chia
đường đi tiễu trừ, giết và làm bị thương rất đông, chiếm lấy được bảy đồn,
hai bên bờ sông Vĩnh Tế một loạt được dẹp yên. Bọn giặc ở trong các đồn
ở núi Cấm, núi Tượng nghe tin bèn chạy trốn. Quân Xiêm gặp sự thất bại
tan rã ấy muốn tăng thêm binh và chiến thuyền để trở lại một lần nữa giúp
dân Miên gây sự, vừa lúc ấy nước họ có việc nên ngưng.
Nhưng tình hình ở Cao Miên, Thất Sơn và kinh Vĩnh Tế chỉ là tạm thời
lắng đọng. Năm sau, cuộc xâm lăng đại quy mô lại diễn ra. Nếu lần trước
chiến sự xảy ra tại Tiền giang, từ Vàm Thuận đến Chợ Thủ thì lần này mặt
trận chánh lại diễn ra ở vùng Thất Sơn và kinh Vĩnh Tế.

Ngăn chận giặc Xiêm năm 1842

Trong khi nội loạn xảy ra ở Lạc Hóa (Trà Vinh) thì tình hình trên Cao Miên
rất tồi tệ, vua Thiệu Trị đồng ý với các đại thần là nên rút quân về An
Giang, thật khéo và lặng lẽ. Voi đem về không tiện thì làm thịt cho quân sĩ
ăn, những người Việt trước kia gồm đa số là tù phạm lên Cao Miên làm ăn
thì lựa chỗ mà cho ở lại. Tháng 9 năm 1841, quân sĩ ta rút về An Giang.
Khi về đến nơi, tướng Trương Minh Giảng mất vì bịnh, nhưng lý do chánh
là vì buồn giận triều đình. Quân Xiêm không bỏ lỡ cơ hội, mở ngay cuộc
xâm lăng vào lãnh thổ Việt Nam. Lần này sự bố trí của Xiêm khá chu đáo,
chiến thuật thay đổi hẳn. Lại còn một yếu tố đáng chú ý : yếu tố chính trị.
Đó là những người Việt đa số là tù phạm bị đày làm đồn điền. Khi mới lên
ngôi, vua Thiệu Trị đã nghĩ tới số phận của họ. “Nhưng trong xứ Trấn Tây,
giặc Thổ chưa yên mà những tên tù phạm khi trước can án phát quân hiện
đương sai phái ở đó, phải đợi khi yên giặc rồi sẽ nghỉ”. Bấy giờ ở Nam
Vang có người con trai tự xưng là con của hoàng tử Cảnh, lấy hiệu là
Hoàng Tôn (có nghĩa là cháu nội vua Gia Long) đang tụ tập một số đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.