khi hữu sự, qua kinh Vĩnh Tế. Dân phu từ hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang
tập trung lại. Đợt đầu đào dở dang rồi ngưng, số dịch lại coi việc đào kinh
đã bức hiếp khiến dân phu bất mãn, trốn né rất nhiều. Sau mùa gặt, dân
phu lại được huy động lần thứ nhì. Một tài liệu của phủ Hoằng Đạo tỉnh
Vĩnh Long (Bến Tre, cù lao Bảo) cho biết dân phu phủ này đi đào kinh
Vĩnh An gồm 8 đội, mỗi đội 50 người, có viên phó tổng hoặc lý dịch coi
sóc. Mỗi đội mang theo 10 cây cuốc, 10 cây mai, phãng, rìu, cây mù u, gàu
nước, gióng, gánh, ky, mỗi thứ 30 cái, lại còn dây tre dài hơn 1 trượng.
Viên chức ở tỉnh tới địa điểm đào kinh từ trước để cất trại cho dân phu ở.
Cứ 15 ngày thay đổi một lần cho dân nghỉ ngơi. Kinh đào xong vào tháng
4 năm 1844, đặt tên là Long An Hà.
Nội loạn vừa dẹp xong, tổng đốc An Hà là Nguyễn Tri Phương và Tuần
phủ An Giang là Doãn Uẩn điều trần ba biệc (1844) :
— Xin lượng bớt các điều lệ thanh tra.
— Xin tước trừ ngạch hư trong bộ sổ dân.
— Xin tha các hạng thuế thiếu lâu nay.
Mấy điều trên chứng tỏ dân An Giang, đặc biệt là vùng kinh Vĩnh Tế xiêu
tán quá nhiều, lắm người đến nơi khác làm ăn, kẻ ở lại bám đất thì đành
chịu trực tiếp ảnh hưởng chiến tranh. Các sở đồn điền ở Biên Hòa, Định
Tường được khả quan hơn, giao lại cho dân địa phương cày mà nạp thuế
làm ruộng công (trở thành công điền cho dân mướn), lính khai thác đồn
điền thì triệt về tỉnh, lo việc khác. ở Tây Ninh, giáp biên giới Miên, cũng
xúc tiến lập đồn điền từ năm 1843.
Vua Tự Đức lên ngôi, gánh bao nhiêu hậu quả. Trương Quốc Dụng dâng sớ
tâu : “Tài lực trong dân, soi với năm trước mười phần kém đến năm sáu mà
các quan địa phương thường hay trau dồi tiếng tốt, hỏi số dân thì tâu rằng
tăng, hỏi mùa màng thời tâu rằng được, chỉ muốn cho mình được tiếng
khen”. Vua Tự Đức răn các quan đã dụng tâm làm nặng nhẹ, bắt lính đòi
thuế, lo hối lộ quan trên, góp tiền kẻ dưới. Đời Minh Mạng, Thiệu Trị đã
xảy ra nội loạn rồi. Vua Tự Đức cố đề phòng nhưng khó cứu vãn, nhứt là
đối với miền Bắc và miền Trung nơi đói kém thường xảy ra. Lại còn nạn
ngoại xâm của thực dân Pháp mà ngài không tiên đoán nổi mức trầm trọng.