phỉnh dân, những người nói bất tiện đó chẳng qua bị chúng phỉnh mà thôi”.
Tổng, Lý tức là cai tổng và lý trưởng, họ chống đối vì chính sách này khiến
cho dân trong làng trong tổng có thể qua vùng đất khác mà làm ăn. Làng
tổng của họ trở nên thưa thớt, thiếu người đóng thuế và làm xâu. Hoặc
những phần đất hoang trong làng trong tổng sẽ bị cắt ra để trở thành một
làng, một ấp khác, địa bàn hoạt động và số dân mà họ cai trị bấy lâu nay bị
thâu hẹp lại.
Nhân dịp ấy Nguyễn Tri Phương báo cáo kết quả đầu tiên sau một năm :
lập được 21 cơ đồn điền và phỏng chừng 100 làng. Đồng thời Nguyễn Tri
Phương cũng xin khen thưởng những địa phương mà việc khẩn hoang thâu
kết quả tốt.
Một trăm làng (ấp) nói trên quy tụ 10500 người. Năm 1866, nha Dinh điền
xứ An Giang, Hà Tiên và vùng có nhiều người Miên ở Vĩnh Long (Lạc
Hóa). Đồng thời với các tỉnh nói trên, những tỉnh còn lại ở Nam kỳ cũng tổ
chức đồn điền để khẩn hoang; đáng chú ý nhất là đồn điền ở Gia Thuận,
huyện Tân Hòa (Gò Công) thuộc tỉnh Gia Định do Trương Định cầm đầu.
Lực lượng bán quân sự của đồn điền trợ giúp đắc lực cho quân sĩ triều đình
khi giữ thành Chí Hòa và còn tham gia các cuộc khởi nghĩa về sau.
Những chi tiết cụ thể
Lập đồn điền là chánh sách tốt, tuy nhiên người dân chịu khá nhiều hy sinh,
cực nhọc? Họ bị cưỡng bách, như trường hợp đám dân nghèo ở làng Tân
Niên Tây (nay thuộc Gò Công). Họ là dân lậu, hương chức làng tống khứ
họ qua Gia thuận để gia nhập đồn điền. Nhưng vài ngày sau, họ bỏ trốn,
qua cư ngụ tại làng Kiểng Phước. Để cho dân số trong đồn điền khỏi bị
hao hụt, viên đội của đồn điền Gia Thuận là Bùi Văn Cẩm báo cáo lên, và
quan huyện cho phép viên đội này truy nã bọn dân vừa trốn, gồm 5 người.
Dầu sao đi nữa, làm dân lậu trong một làng có nếp sinh hoạt thuần thục
vẫn khỏe thân hơn là bị bắt đi nơi khác để làm đồn điền. Trường hợp nói
trên xảy ra vào năm Tự Đức thứ 11 (1858). Người dân có phản ứng vì khi
bận rộn cày cấy thì làm sao họ có thể diễn tập về quân sự như quan trên
mong muốn ? Vả lại cày cấy ở đất hoang đòi hỏi nhiều công phu hơn ở
vùng đất thành thuộc, tốn công nhiều nhưng huê lợi không thu được bao