LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 59

nhiêu, trong những năm đầu tiên.
Vì nhu cầu gìn giữ biên giới, tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên) là Cao
Hữu Dực đã đưa nhiều kế hoạch thúc ép dân, đến đỗi các quan ở Nội các
phải can thiệp. Năm Tự Đức thứ 7 (1854), một năm sau khi ban hành quy
chế đồn điền, Trương Đăng Quế, Trương Văn Uyển và Võ Đức Nhu bái
yết vua, nhắc lại việc làm và những yêu sách của Cao Hữu Dực, rồi đi đến
một kết luận mà nhà vua đã đồng ý : Phải mộ người và tập luyện lần lần thì
việc làm mới có kết quả. Cứ chờ ba năm rồi hãy hay. Nhà vua hiểu rằng
các quan địa phương thấu rõ hoàn cảnh và có xin nhiều việc vấn đề đồn
điền. Tóm lại, phải cho dân sống dễ dàng, góp công từ từ. Không cần con
số quá đông. Cao Hữu Dực xin việc chế quân phục (dân đồn điền khi thao
diễn có sắc phục riêng) và việc thao diễn thường xuyên. Hai việc ấy không
cần kíp lắm. Nên làm sổ sách để ghi số lưu dân, dân lậu, từ từ gom thành
đội để khai khẩn cho hợp với hoàn cảnh. Sau 3 năm chuẩn bị thì hai điều
trên (sắc phục và thao diễn) mới làm được.
Cũng năm 1854, ta có một tài liệu về việc lập đồn điền. Đây là một đội (50
người dân lậu) xin khẩn 2 khoảnh đất tổng cộng là 200 mẫu của làng
Thường Thạnh (nay là Cái Răng, Cần Thơ). Đội trưởng Nguyễn Văn Tấn
đứng đơn, có thôn trưởng, hương thôn và dịch mục ký tên. Thôn trưởng
làng giáp ranh (làng Như Lăng) ký vào để xác nhận vấn đề ranh giới, viên
cai tổng cũng ký vào. Đơn này được quan Tổng đốc An Hà phê.
Đồn điền nói trên thu hút dân của làng Thường Thạnh và cắt đất làng này
bớt ra đến 200 mẫu. Ta hiểu tại sao việc lập đồn điền thường bị các làng có
đất tốt chống đối, nếu là cắt đất xấu ở nơi nước mặn đồng chua thì chẳng ai
tranh cản làm chi.
Năm Tự Đức thứ 9 (1856), có một tài liệu theo đó các ấp trưởng của 9 ấp
(Thanh Thiện, An Mỹ, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Phú Thạnh, Mỹ Thành, Vĩnh
Thới, Phú Mỹ, Phú Khai) họp cùng đội trưởng và bốn ông bá hộ cùng đi tu
khám điền địa để đo đạc rồi khai vào sổ bộ. Chẳng hiểu ngày nay các ấp
nói trên nằm trong địa phương nào, nhưng ta thấy sự phối hợp giữa ấp
trưởng (đội đồn điền) và vai trò các ông bá hộ giúp vốn.
Chúng tôi thử xác nhận vị trí của vài đồn điền thành lập dưới thời Tự Đức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.