— Đất hơi xấu (sơn điền) ở Phú Mỹ thôn (vùng Thị Nghè), Gia Định : 5
mẫu, 6 cao, 7 thước, cố vô thời hạn (mại lai thục) với giá 650 quan, khi có
tiền cứ chuộc lại đúng số tiền trên không ăn lời, năm Tự Đức thứ 5.
— Đất ở Long Thành (Biên Hòa) loại sơn điền : 2 mẫu, 3 sào cầm với giá
190 quan, hẹn 3 năm thì chuộc lại, trả vốn và lời theo luật định (3 phân),
năm Tự Đức thứ 5.
Về lúa ruộng (nay gọi là địa tô, xưa gọi là tá túc) ở làng Nhơn Ngãi, tổng
Dương Hòa Trung, tỉnh Vĩnh Long : 10 mẫu đất cho tá điền mướn với giá
là 50 phương lúa, hẹn tháng 2 âm lịch năm sau, khi làm mùa xong phải
đong cho chủ điền. Thuế điền thì do chủ điền đóng, năm Tự Đức thứ 4.
Về lúa ruộng ở làng Vĩnh Điền, phủ Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc : mướn sơn
điền 10 mẫu trong 10, mỗi năm 500 quan tiền mặt hoặc thay vào đó, đong
lúa hột (húc tử) 500 giạ. Tá điền phải đong lúa hoặc trả tiền vào tháng 2
âm lịch, sau khi làm mùa. Chủ điền chịu đóng thuế điền cho nhà nước, nếu
trong thời gian trên tá điền không canh tác hết, còn đất bỏ hoang phế thì khi
giao trả đất cho chủ điền, phải làm cỏ cho sạch, năm Qů Dậu (1873) khi
người Pháp vừa xâm chiếm nước ta.
Về việc mướn trâu của chủ điền để cày và kéo lúa, ở làng Mỹ Trà (Cao
Lãnh) : mướn một con trâu đực 6 tuổi, một con trâu cái 5 tuổi, mỗi năm trả
80 giạ, vào năm Bính Ngọ (đời Thiệu Trị, 1846). Nếu trâu đau thì cho chủ
biết kịp thời, phòng khi trâu chết có chứng cớ.
Bán trâu ở làng Tân Sơn (Vĩnh Long) : một con đực 5 tuổi, một con cái 4
tuổi và một con nghé chưa đủ 1 tuổi với giá 400 quan, năm Giáp Tuất
(1874) khi người Pháp đã qua xứ ta.
Tài liệu nói trên chỉ là giấy tờ, trên thực tế chắc có khác. Lại còn vài tài liệu
về giấy nợ, nhưng chỉ ghi là ăn 3 phân lời theo luật định (trong thực tế,
theo Luro, việc cho vay lúa ăn làm mùa tính lời 50 phần trăm trong vòng
năm ba tháng). Lại còn vài chủ điền bắt ép tá điền phải vay mặc dầu tá
điền đã đủ ăn, nếu không vay nợ thì chủ điền không cho mướn đất ruộng.
Người có đất thì ít khi nào chịu bán đứng vì còn bận bịu về tình cảm, về thể
diện với xóm làng. Hơn nữa, còn chữ hiếu. Ông bà để đất lại, con cháu
phải gìn giữ cho bằng được, nhiều khi mồ mả ông bà còn nằm trong ấy.