một tỉnh thời đàng cựu. Về sau, thực dân không phong chức này cho ai nữa
vì ở thuộc địa, quyền chỉ huy quân sự nằm trong tay người Pháp, chẳng qua
là sự khích lệ lúc ban đầu để Tấn hăng hái hoạt động. Tấn là người thất
học, quê mùa nên ngây thơ đến mức dám chê bai, tố cáo đến quan Giám
đốc Nội vụ lề lối cai trị của quan Tham biện Pháp ở hạt Bến Tre : “bởi quan
Tham biện chúng tôi xưa là quan coi binh chưa từng biết việc dân cho nên
ra việc quan, làm thì làm bậy, nói thì chẳng thông lý sự bằng dường như kẻ
ngu si dốt nát”. Tấn lại lập công, tố cao : “Chúng tôi nghe bà con hai cậu
(con Phan Thanh Giản) những người làm giặc trốn ở trong làng Bảo Thạnh
nhiều lắm”. Quan Giám đốc Nội vụ (directeur de líintérieur) phẫn nộ, trách
mắng và tìm cách đổi Tấn về miền Đông Nam kỳ, nhưng Tấn lại được chút
tín nhiệm nhờ qua Cần Giuộc bắt phó Đốc binh đàng cựu là Bùi Duy Nhứt
đang hoạt động chống Pháp với danh nghĩa Tham biện toàn hạt (bắt năm
1869). Thời kỳ bắt giết bừa bãi đã qua, Pháp muốn chiêu an và Tấn lọt vào
“mê hồn trận”. Pháp cho một tay sai khác là huyện Vĩnh tố cáo Tấn về tội
lạm quyền, Tấn tự bào chữa bằng cách tố lại sự lạm quyền của huyện
Vĩnh. Sau cùng, Tấn chết năm 37 tuổi, vì bịnh, trong chiếc ghe hầu trên
đường Gò Công Sài Gòn.
Tổng đốc Đỗ Hữu Phương
Sanh quán ở Chợ Đũi, Pháp chiếm Sài Gòn, Phương trốn lánh lên Bà Điểm
chờ thời. Khi thành Chí Hòa thất thủ, nhờ cai tổng Phước ở Bình Điền dẫn
ra trình diện với Francis Garnier bấy giờ, làm Tham biện hạt Chợ Lớn.
Lãnh phận sự dọ thám và kêu gọi những người khởi nghĩa ra hàng. Về mặt
quân sự, Phương rất khôn ngoan, chỉ tham gia vài trận đánh cho Pháp tin
cậy : trận đánh Ba Điểm, lúc bấy giờ lọt vào tay cậu Hai Quyền (con
Trương Định) vào tháng 7/1866, vài ngày sau, truy nã tới Bến Lức. Tháng
11/1867 cùng Tôn Thọ Tường đi Bến Tre để chiêu dụ hai cậu trai con ông
Phan Thanh Giản; tháng 6/1868 xuống Rạch Giá dẹp loạn Nguyễn Trung
Trực, tàu mắc cạn, nghĩa quân đóng đồn ở Sóc Suông (gần chợ Rạch Giá)
chống cự mãnh liệt, Phương và bọn mã tà gần 200 người đã hết đạn nhưng
vẫn cố thủ để chờ viện binh. Tháng 7/1868 được làm Đốc phủ sứ ở Vĩnh
Long, góp phần truy nã nghĩa quân khi tên phó tổng ác độc ở Vũng Liêm