bị giết.
Năm 1878, qua Pháp dự hội chợ Quốc Tế, năm 1881 gia nhập Pháp tịch, và
lại qua Pháp chơi, thăm các con đang du học, hai lần vào những năm 1884
và 1889. Là một trong những người đề xướng việc thành lập trường Nữ
trung học ở Sài Gòn. Xin chép vài chi tiết liên quan đến việc đàn áp của
Phương để chứng minh rằng tuy lọt vào tay Pháp nhưng ở vùng Chợ Lớn,
phong trào chống Pháp vẫn mạnh :
— Bắt quản Thiện và quản Việt ở Lò Gốm.
— Năm 1866, có cuộc khởi loạn ở vùng Chợ Lớn (nên hiểu là tỉnh Chợ
Lớn), Nguyễn Văn Hoan bị bắt. Năm 1867, xảy ra nhiều vụ ám sát cũng ở
Chợ Lớn, Pháp gọi Phương đến để cho thêm tài liệu và điều tra.
— Năm 1871 và 1875, có khởi nghĩa ở Phước Lộc (Cần Giuộc), Phương ra
công dọ thám.
— Năm 1873, Phương trình cho thực dân danh sách một số lãnh tụ kháng
Pháp, sắp khởi loạn ở các tỉnh miền Tây. Cuộc khởi loạn này do Trần Tuân
điều khiển từ Khánh Hòa.
— Năm 1879, tố giác kịp thời âm mưu khởi loạn của nhóm Thiên Địa Hội
ở Sóc Trăng.
— Năm 1881, cùng với một cha sở ở Lương Hòa (Tân An) kịp thời tố giác
âm mưu khởi loạn ở Long Hưng, Lộc Thành và ở vùng Thất Sơn.
— Năm 1878, điều khiển việc sửa con kinh Nước Mặn, bắt dân ở tổng Lộc
Thành Hạ làm xâu, dân vùng này nổi tiếng là cứng đầu.
Nhiệm vụ quan trọng của Phương vẫn là dọ thám vùng Chợ Lớn, Cần
Giuộc và Tân An. Về mặt chánh quyền, trước tiên làm hộ trưởng (bấy giờ,
thành phố Chợ Lớn chia ra làm 20 hộ); năm 1868 Phương trình cho thực
dân danh sách những người đáng tin cậy có thể làm chức hội tề. Năm
1872, được chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn. Năm
1879, làm phụ tá cho Xã Tây Chợ Lớn. Như ta biết, Chợ Lớn là nơi tập
trung thương gia Huê kiều, Phương không bỏ qua cơ hội để làm giàu, giải
quyết mọi “áp—phe” giùm cho thương gia, đãi tiệc viên chức Pháp, làm
trung gian lo hối lộ. Nhờ vậy mà làm giàu nhanh chóng, uy thế lên cao đến
mức quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam còn ghé nhà Phương ăn