Chợ Gạo đã hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa này với sự tán trợ của hương
chức hội tề.
Chủ tỉnh Mỹ Tho được quan Thống đốc cho xuất ra 6550 quan để trả
những chi phí về cuộc hành quân chống Thủ khoa Huân là 4481 quan, tiền
còn lại thì dành trợ cấp cho vợ bọn lính tử trận. Nhưng thực dân không mất
gì cả, lại có lời cho ngân sách khi ra lịnh phạt những người đã tham gia
khởi nghĩa nhưng không ra đầu thú và trình diện kịp thời, phạt bằng tiền
theo quyết định của Thống đốc Nam kỳ ngày 5/7/1875. Và Thống đốc Nam
kỳ cũng trừng phạt 47 làng trong tỉnh Mỹ Tho đã gián tiếp hoặc trực tiếp
ủng hộ Thủ khoa Huân (quyết định ngày 5/7/1875) tổng số là 53700 quan,
lẽ dĩ nhiên, hương chức làng gánh chịu và dân làng phải chia sớt để khỏi bị
rắc rối.
Lúc hành quân và truy nã, thực dân còn tịch thâu được 1515 quan, Hương
chức hội tề ở hai làng Song Thạnh và Bình Dương đã góp cho quân khởi
nghĩa 387 đồng (trị giá 2147 quan) là tiền do làng thâu thuế được ; nhà
nước ra lịnh bồi thường bằng cách tịch thâu và bán tài sản của hai vị hương
chức hội tề làng Song Thạnh có tham gia khởi nghĩa (đã bị giết), số tiền
còn lại thì một ông hương chức hội tề làng Song Thạnh và 5 ông ở làng
Bình Dương phải bồi thường cho đủ, các người này lẽ dĩ nhiên là bị cách
chức.
Vào tháng 9, cũng năm 1875, Thống đốc Nam kỳ ra quyết định phạt hương
chức làng Mỹ Đức, tỉnh Châu Đốc về tội cho phép một người “phản loạn”
từ Mõ Cày (Bến Tre) đến trú ngụ mà không bắt buộc kẻ lạ mặt phải xuất
trình giấy của địa phương cũ cho phép thay đổi nơi cư trú.
Nhóm người muốn “tạo lập đời” theo quan niệm tôn giáo tụ họp lần hồi đến
Thất Sơn hẻo lánh, có cọp beo nhưng xa khu vực thực dân kiểm soát, lại
được ưu thế là gần biên giới Việt Miên. Tuy nhiên, những làng tân tạo này
vẫn bị thực dân đến quấy rối : vùng An Định ở núi Tượng bị phá xóm, đốt
chùa về tội lập Hội kín.
Đầu năm 1872, vùng rạch Cái Tàu (ven rừng U Minh Hạ) tuy là thưa thớt,
nghèo nàn, làng xóm chưa thành nền nếp nhưng hai anh em Đỗ Thừa
Luông và Đỗ Thừa Tự đã khởi nghĩa, giết được lính mã tà. Đỗ Thừa Tự có