Phong trào gọi là “du côn Sài Gòn” vào đầu thế kỷ gồm những thành phần
như sau :
— Bọn bất lương, đâm thuê chém mướn, không lý tưởng gì cả.
— Một số người theo Thiên Địa Hội muốn tạo khu vực ảnh hưởng riêng để
làm ăn, nắm độc quyền về bến xe, chứa cờ bạc.
— Một số nông dân mất cơ sở làm ăn ở thôn quê, lên thành phố nhưng
chưa thích ứng được với hoàn cảnh mới, họ vẫn giữ óc tự tôn cho rằng xã
hội nông nghiệp đàng cựu đẹp hơn xã hội mà người Tây phương đặt trên
đầu dân ta. Họ có tinh thần chống Pháp.
Mãi đến đệ nhứt thế chiến, “anh chị” ở Sài Gòn Chợ Lớn còn là đề tài lưu
truyền trong dân gian. Những áng thơ bình dân, những người mù nói thơ
đờn độc huyền vẫn ca ngợi Năm Tỵ, Sáu Nhỏ, Sáu Trọng hoặc tiết tháo
của thày Thông Chánh, cậu Hai Miên mặc dầu thực dân tìm cách ngăn
cấm.
Bến Nghé Sài Gòn trong sanh hoạt mới
Trong khi vùng ngoại ô Sài Gòn chưa bình định xong thì thực dân chánh
thức cho phép tàu ngoại quốc vào thương cảng Sài Gòn mua bán
(22/2/1860). Năm 1860, có 246 chiếc tàu máy và thuyền buồm của các
nước Ñu Châu và của Trung Hoa tổng cộng sức trọng tải là 63299
tonneaux, đã ăn 53939 tonneaux gạo trị giá khoảng 5184000 quan và các
sản phẩm linh tinh khác trị giá một triệu quan. Đồng thời hàng hóa nhập
cảng vào Sài Gòn trị giá ước lượng một triệu quan, cộng thêm 500 000
quan á phiện để tiêu thụ trong xư.
Đây là năm mđầu mà thương cảng mở cửa, xuất cảng hơi nhiều vì gạo từ
năm trước còn ứ đọng lại, thành Sài Gòn mất nên ghe bầu từ ngoài Trung
không vào ăn gạo như trước được. Năm 1861, mức xuất cảng gạo sụt, năm
1862 lại sụt hơn vì ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở vựa lúa
quan trọng miền Nam lúc bấy giờ là Gò Công. Nhưng năm 1862 lại xuất
cảng thêm 1 200 000 quan cá khô của Cao Miên, do thương cảng Sài Gòn.
Ba loại gạo mà giới xuất cảng chuộng nhứt là gạo Gò Công, rồi đến gạo
Vĩnh Long; gạo sản xuất từ Sóc Trăng, vùng Bãi Xào (gạo Ba Thắt) thì
được giá trên thị trường Trung Hoa hơn.