LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 28

sai và các biện pháp trừng phạt người tù. Về thực chất vẫn là sự sao chép
quy chế Khám Lớn (Sài Gòn), tuy có châm chước ít nhiều. Bản quy chế
1873 được áp dụng ở Côn Đảo 16 năm liền.

Ngày 16-5-1882, Tổng thống Pháp Giuyn Gơrêvi ký sắc lệnh công nhận

quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ, dưới quyền của viên Quản
đốc chức vụ tương đương một viên tham biện bản xứ vụ (là quan đầu tỉnh
thời đó ). Nhiều vấn đề về tính chất pháp lý của nhà tù được đặt ra như:
Chức năng hành chính và quân sự của viên Quản đốc như thế nào? Côn
Đảo sẽ phát triển kinh tế ra sao? Nó chỉ là một hòn đảo giam tù hay sẽ trở
thành một quận có ngân sách tự trị như các quận khác?

Cuộc nổi dậy với quy mô to lớn của tù nhân xây dựng Hải Đăng Côn

Đảo ở Hòn Bảy Cạnh ngày 27-8-1883 lại đặt vấn đề siết chặt kỷ luật đối
với tù nhân, loại trừ những điều còn sơ hở trong việc điều hành nhà tù.

Bản quy chế thứ hai được soạn thảo và công bố ngày 11-12-1889 đã có

tới 24 chương, 122 điều, bộ máy trị tù lên tới 87 người không kể quân số
một đại đội thuộc Binh đoàn thuộc địa số 11 làm nhiệm vụ canh gác. Các
sở trồng trọt, chăn nuôi, Sở lưới được tổ chức chu đáo hơn. Đặc biệt lại có
thêm một kỹ thuật viên trồng trọt trông coi việc chăn nuôi, trồng trọt và
phân phối thực phẩm tươi sống cho nhân viên các sở. Đối với tù nhân, bản
quy chế có ghi thêm điều khoản số 51, chương X: “Cho phép các giám thị
người Âu được quyền sử dụng vũ khí đối với đám tù nổi loạn hay âm mưu
vượt ngục sa khi bắn chỉ thiên 3 phát mà không giải tán được hay trong
trường hợp không bắt giữ được người tù vượt ngục”.

Bản quy chế này được áp dụng trong suốt thời kỳ thực dân Pháp tiến

hành công cuộc bình định và củng cố bộ máy cai trị ở Đông Dương. Theo
đánh giá của viên chức ngạch cai trị, việc khai thác sức lao động tù nhân
theo bản quy chế này tỏ ra rất có hiệu quả.

Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX là giai đoạn “khó khăn”của Nhà tù

Côn Đảo. Nhà tù đòi hỏi một khoản chi quá lớn. Các địa phương đều có
nhà giam, nơi nào cũng cần đến sức lao động khổ sai của tù nhân để xây
dựng công thự, đường sá, cầu cống. Nhu cầu về sức lao động ở các thuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.