địa khác như Guyan, Nuven Calêđôni, Tahiti đang rất cấp bách, Bộ Hải
quân và thuộc địa hàng ngày kêu gào nhân công để làm đường và khai mỏ
ở các thuộc địa của nước Pháp.
Nghị định ngày 12-7-1891 của Toàn quyền Đờ Lanétxăng (De Lanessan)
nói rõ: các tội phạm có án sẽ được đưa đi bất cứ nơi nào trong toàn xứ
Đông Dương để dùng vào việc công ích. Ông ta cũng chỉ thị cho Nhà tù
Côn Đảo phải chuyển 200 tù bằng tàu thủy Annamít ra Bắc Kỳ để làm con
đường chiến lược Tiên Yên - Lạng Sơn. Tù Côn Đảo và Khám Lớn (Sài
Gòn) cũng được sứ dụng để xây dựng thành phố Vũng Tàu. Thành phố này
hàng ngày có tới 600-700 người tù làm khổ dịch trên các công trường làm
đường vòng quanh Núi Lớn, Núi Nhỏ , xây trại lính, công thự, nhà ở của
binh lính, sĩ quan, viên chức thuộc địa, xây dựng hệ thống vị trí đặt pháo
lớn bảo vệ bờ biển...
Số tù giam ở Côn Đảo vợi hẳn đi. Người ta đã nêu ý kiến xét lại sự tồn
tại của Nhà tù Côn Đảo, xác định lại xem ngân sách nào đài thọ, có nên
phân tán tù nhân Côn Đảo về cho các tỉnh quản lý và sử dụng hay không?
Bàn đi cãi lại mãi, rút cuộc đâu lại vào đó. Nhà tù Côn Đảo vẫn rất cần thiết
cho nền thống trị Pháp tại Đông Dương, phải tiếp tục củng cố nó dù tốn
kém đến mấy. Côn Đảo là nhà tù phục vụ lợi ích chung của cả Đông
Dương, nhưng giao cho Nam Kỳ quản lý, do ngân sách thuộc địa tài trợ.
Trong bối cảnh đó , bản quy chế hoàn chỉnh của Nhà tù Côn Đảo được
ban bố thi hành kể từ ngày 17-5-1916. Rút kinh nghiệm việc thi hành
những bản quy chế trước, bản quy chế 1916 đã tạo ra cơ sở pháp lý ổn
định, vừng chắc để điều hành ở Nhà tù Côn Đảo. Tù nhân được phân loại,
thủ đoạn bóc lột lao động người tù tinh vi chặt chẽ hơn. Chế độ giam cầm,
thủ đoạn tàn ác tù nhân nghiệt ngã hơn. Côn Đảo thật sự trở thành công cụ
đàn áp lợi hại, có hiệu quả để xứng đáng với ngạch cai trị vừa được hoàn
thiện nhằm đối phó với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ngày một
dâng cao ở Đông Dương.
Từ đó đến năm 1945, không thấy có gì thay đổi nhiều trong quy chế Nhà
tù Côn Đảo nữa.