Trước tình hình đó, lòng yêu nước của toàn dân dâng cao, bao trùm
khắp nước. Hàng vạn công nhân và thợ thủ công Pari biểu tình có vũ khí, tố
cáo nhà vua phản bội. Trước áp lực của quần chúng, Luy XVI giả dối hứa
hẹn sẽ không vi phạm Hiến pháp. Ngày 11-7 Quốc hội lập pháp buộc phải
tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra lệnh động viên quân tình nguyện.
Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng vạn quần chúng tự vũ trang, tình nguyện tham
gia quân đội. Đội quân tình nguyện tiến về Pari, hát vang bài ca “Hành
khúc của đội quân sông Ranh” đầy khí thế chiến đấu. Bản anh hùng ca đó
được gọi là bài “Mácxâye” trở thành bài ca chiến đấu cách mạng, quốc ca
của nhân dân Pháp. Hội nghị các ủy viên 48 phân khu Pari nắm lấy chính
quyền cách mạng ở thủ đô và lấy tên là Công xã Pari. Từ ngày 5-8, các
phân khu Pari bắt đầu chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, cuộc đấu tranh cách
mạng chuyển sang một giai đoạn mới.
Giai Đoạn Thứ Hai: Nền Thống Trị Của Tư Sản Cộng Hòa
Girôngdanh (Từ 10 Tháng 8 -1792 Đến 2 Tháng 6-1793)
1. Cuộc khởi nghĩa nhân dân và sự thành lập nền cộng hòa
Cuộc khởi nghĩa 10-8-1792. Nền quân chủ lập hiến sụp đổ
Đêm ngày 9 rạng ngày 10-8, thành phố Pari ầm vang tiếng súng, mở
đầu cho cuộc khởi nghĩa mới. Các đội vũ trang nhân dân kéo đến cung điện
Tuynlơri. Các Công xã cách mạng được thành lập, nắm toàn bộ chính
quyền trong thành phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở các cổng cung điện
giữa nhân dân với đội cảnh vệ của nhà vua. Cuối cùng, sau một đợt tấn
công ào ạt, nhân dân chiếm được cung điện, bắt giam Luy XVI và phế truất
khỏi ngôi vua mặc dầu Quốc hội tìm cách che chở. Một sắc lệnh thành lập
“Hiệp hội dân tộc” để thay thế cho Quốc hội lập pháp được ban bố với chế
độ bầu cử phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên. Chế
độ quân chủ lập hiến bị sụp đổ hoàn toàn. Chính phủ mới được thành lập
(gọi là Hội đồng hành pháp lâm thời) gồm phần lớn các bộ trưởng phái
Girôngđanh. Chỉ có Đăngtông, bộ trưởng tư pháp là người của phái