doanh công thương nghiệp. Đó chính là quá trình tích lũy nguyên thủy, làm
tiền đề cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh. Mác viết: “… Cơ sở của
toàn bộ quá trình tiến triển này chính là sự tước đoạt ruộng đất của nông
dân chỉ được tiến hành triệt để ở nước Anh thôi; vì vậy trong sự phác họa
sau đây của chúng ta, tất nhiên là nước Anh sẽ giữ một địa vị bậc nhất”.
Trên những mảnh đất còn tiếp tục canh tác nông nghiệp, địa chủ
thường không thỏa mãn với chế độ địa tô, muốn đuổi tá điền ra khỏi ruộng
đất, tiến hành rào đất và trao cho một số nhà tư bản kinh doanh theo
phương thức mới: lập trang trại, sử dụng lao động làm thuê, dùng phân bón
nhân tạo, cải tiến chế độ luân canh, dùng máy gieo hạt và các công cụ khác.
Thu hoạch trên những miếng đất đó thường nhiều gấp 3, 4 lần thu hoạch
trên những mảnh ruộng cày cấy theo phương pháp cũ, làm nảy sinh ra một
tầng lớp trại chủ giàu có.
2. Sự phân bố giai cấp trong xã hội
Sự phân hóa trong hàng ngũ quý tộc
Đặc điểm của sự phát triển kinh tế ở nước Anh có ảnh hưởng quyết
định đến sự phân bố lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội.
Quý tộc lớp trên, quý tộc miền Tây và miền Bắc sống chủ yếu bằng
cách thu địa tô phong kiến, dựa vào quyền sở hữu ruộng đất và phương
pháp bóc lột phong kiến. Họ thường chiếm địa vị cao trong xã hội, sống
cuộc đời xa hoa, thường tụ tập xung quanh nhà vua, trông chờ sự trợ cấp và
uy thế của nhà vua. Cho nên, tầng lớp quý tộc cũ gắn liền vận mệnh với chế
độ quân chủ chuyên chế, cố bảo vệ trật tự phong kiến và được sự ủng hộ
của phong kiến nước ngoài. Đó là thế lực phản động nhất, ngoan cố chống
đối cách mạng; trở thành đối tượng của cách mạng.
Một phần quý tộc, chủ yếu là trung và tiểu quý tộc, chuyển sang kinh
doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa và gọi là quý tộc mới tức là quý
tộc tư sản hóa. Họ chính là kẻ hung hăng nhất trong những vụ rào đất, đuổi