LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 18

Vua nắm trong tay mọi cơ quan cao cấp cai trị đất nước. Đóng vai trò

quan trọng trong các cơ quan đó là Hội đồng cơ mật. Thành viên của Hội
đồng gồm những nhà quý tộc nổi tiếng nhất do vua chỉ định và trở thành
những cố vấn của vua. Vua có quyền kiểm tra các hoạt động tư pháp, hành
pháp và các công việc của nhà thờ. Vua còn là người đứng đầu giáo hội
Anh, nắm trong tay vương quyền lẫn thần quyền.

Tuy nhiên, ngoài tiền tô thuế của các chư hầu, nhà vua không còn

khoản thu nhập nào khác để bù đắp sự ăn tiêu phung phí và bừa bãi. Cho
nên cung đình luôn luôn rơi vào tình trạng túng thiếu. Vương quốc cũng
không có quân đội thường trực. Những điều kiện đó làm cho quyền hành
của nhà vua phần nào bị hạn chế bởi nghị viện. Nghị viện là tổ chức đại
diện cho các tầng lớp phong kiến, có quyền tán thành hay phản đối việc ban
hành thuế khóa. Dần dần, khi chính quyền nhà vua được củng cố thì nghị
viện bị tước đoạt một số quyền đáng kể và những quyền hành đó ở trong
tay tầng lớp quý tộc có đặc quyền. Những việc ban hành chế độ thuế khóa
và ngân sách chi tiêu cho quân đội vẫn là công việc của nghị viện.

Nghị viện ở Anh thành lập từ thế kỷ XIII, bao gồm hai viện: thượng

viện (hay viện nguyên lão) và hạ viện (hay viện dân biểu). Thượng viện là
cơ quan có quyền khởi thảo pháp luật cao nhất và cũng là chỗ dựa chắc
chắn nhất của vua. Chính vua là người chủ trì viện. Nghị viên do vua chỉ
định được quyền kế thừa, cha truyền con nối. Hạ viện đại diện quyền lợi
của quý tộc thấp hơn gồm các chủ ruộng đất được lựa chọn qua những cuộc
bầu cử rất nghiêm ngặt. Đến giữa thế kỷ XVII, thành phần của hạ viện có
thay đổi, đa số là quý tộc mới. Tầng lớp này có ảnh hưởng rất lớn vì có thế
lực kinh tế hùng hậu, có quyền thông qua các đạo luật về thuế khóa và nhờ
đó kiểm soát được việc chi tiêu của nhà vua và chính phủ. Vì vậy, hạ viện
sẽ trở thành nơi đấu tranh gay gắt của thế lực mới, tiến bộ chống lại vua và
tập đoàn phong kiến phản động.

Nghị viện được triệu tập theo ý muốn của vua và các đạo luật chỉ có

hiệu lực sau khi đã được vua phê chuẩn. Vua có quyền giải tán nghị viện
theo ý riêng của mình nhưng lại không hoàn toàn không cần đến nó. Vì vậy,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.