LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 19

đến đầu thế kỷ XVII giữa vua và nghị viện, hay nói đúng ra là giữa thế lực
phong kiến và thế lực tư sản luôn luôn có sự xung đột gay gắt xoay quanh
các chính sách lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính.

Năm 1603, nữ hoàng Êlidabét chết, không có con nối ngôi, chấm dứt

thời kỳ thống trị của vương triều Tuyđo (Tudors). Người kế vị là Jêm I mở
đầu triều đại Xchiua ở nước Anh.

Chính sách phản động của vương triều Xchiua

Tình thế cách mạng chín mùi

Sau khi lên ngôi, Jêm I (1566-1625) và tiếp theo đó là Sáclơ I (1600-

1649) đại diện cho quyền lợi của quý tộc phong kiến chống lại quyền lợi
của giai cấp tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Không đếm xỉa
tới sự đổi mới của tình hình, các vua triều đại Xchiua vẫn ngoan cố bảo vệ
các đặc quyền phong kiến và ra sức củng cố ngai vàng. Bất chấp khát vọng
của giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh, triều đình thi hành chế độ độc
quyền trong sản xuất, ngoại thương và một phần nội thương; đặt ra những
quy chế rất chặt chẽ để kiểm soát các ngành công nghiệp; đàn áp và trục
xuất tín đồ Thanh giáo; kết thân với triều đình Tây Ban Nha là kẻ cạnh
tranh nguy hiểm của giai cấp tư sản Anh; tiến hành chiến tranh đẫm máu
đối với nhân dân Xcốtlen… Trước những hành động đó, đông đảo quần
chúng nhân dân đứng dậy đấu tranh. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất khi đó diễn
ra vào năm 1607 ở những vùng trung tâm nước Anh, lôi cuốn tới 8.000
người tham gia. Vũ trang bằng dáo mác và liềm hái, họ nêu lên khẩu hiệu
“Thà chết dũng cảm còn hơn phải mòn mòi vì nghèo đói”, đấu tranh tiêu
diệt bọn chủ rào đất là kẻ đã biến họ thành người nghèo khổ, chết chóc vì
thiếu thốn.

Từ cuộc đấu tranh này xuất hiện hai phái “San bằng”“Đào đất” -

lực lượng cách mạng của quần chúng có ảnh hưởng tích cực đến tình hình
chính trị ở Anh sau này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.