Cuộc nội chiến lần thứ nhất có thể chia làm hai giai đoạn :
1. Từ 1642 đến mùa hè 1644: thế chủ động quân sự nằm trong tay nhà
vua, phe nghị viện còn ở thế cầm cự.
2. Từ mùa hè 1644 đến 1646: thế chủ động quân sự hoàn toàn chuyển
về phe nghị viện.
Trong giai đoạn đầu, quân nghị viện liên tiếp bị thất bại. Vì vậy, đến
mùa hè năm 1643, quân của nghị viện rơi vào trạng thái nguy khốn. Nhưng
các đội dân binh ở Luân Đôn đã nhanh chóng phản công thắng lợi. Đạo
quân kỵ binh nông dân của Crômoen đóng vai trò nổi bật trong chiến thắng
này. Nhân dân Xcốtlen đứng về phía cách mạng, gửi hai vạn quân tới giúp
nghị viện. Đến tháng 7-1644, quân đội Crômoen giành được thắng lợi lớn ở
Mactơ Morơ (gần Iooc) chuyển cuộc nội chiến sang giai đoạn mới.
Ôlivơ Crômoen (1599-1658) là một trong những lãnh tụ xuất sắc của
phái Độc lập, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa. Ông là một
người có sức lực dồi dào, một nhà tổ chức và chỉ huy giỏi, đồng thời là một
tín đồ Thanh giáo có nếp sống giản dị được nhân dân yêu mến. Qua quá
trình chiến tranh, ông nhận thức rằng nếu quân đội thiếu tinh thần cách
mạng thì không thể nào chiến thắng được. Crômoen chủ trương lợi dụng
nhiệt tình cách mạng và ý chí kiên quyết của quần chúng để giành thắng lợi
trong cuộc đấu tranh chống nhà vua. Đội quân “kiểu mẫu” của Crômoen
lên tới 22 ngàn người, trong đó có 6 ngàn kỵ binh. Đó là một đội quân có
tính chất quần chúng, đại đa số là nông dân và thợ thủ công. Người chỉ huy
là Tômat Phephắc, các cấp sĩ quan phần lớn xuất thân từ tầng lớp quý tộc
loại nhỏ, nhưng cũng có người là thợ giấy, thợ đúc, người đánh xe, lính
thủy… Đặc điểm nổi bật của quân đội kiểu mới là có kỷ luật chặt chẽ, đầy
nhiệt tình cách mạng, đồng thời mang lòng tin tưởng mãnh liệt vào Thanh
giáo. Theo đạo luật “Tự rút lui”, các nghị viên đều phải thôi chức chỉ huy
quân đội. Riêng Crômoen được thừa nhận vừa là nghị viên, vừa chỉ huy
quân đội, giúp việc cho Phephắc, nhưng thực tế là người đóng vai trò chính