khi quyền sở hữu tư sản được đảm bảo và nghị viện đã hoàn toàn nằm trong
tay thì đối với họ sự nghiệp cách mạng được coi là chấm dứt. Điều đó mâu
thuẫn với nguyện vọng của đa số nhân dân, lúc này do phái San bằng làm
đại biểu, muốn đưa cách mạng tiến xa hơn nữa. Vì vậy cuộc đấu tranh giữa
hai phái Độc lập và San bằng thực chất là cuộc đấu tranh giữa tầng lớp tư
sản và quý tộc mới với quần chúng nhân dân.
Sau khi khống chế được nghị viện, phái Độc lập chủ trương thương
lượng với vua để “hợp pháp hóa” chế độ chính trị do họ nắm giữ và chấm
dứt việc dân chủ hóa hơn nữa trong quân đội.
Những cuộc thương lượng đó gây nên lòng căm phẫn trong quân đội
và nhân dân. Ngày 18-10-1647, những người San bằng công bố bản yêu
sách mang tên “Sự nghiệp của quân đội”. Trên cơ sở của bản tuyên bố, họ
thảo ra cương lĩnh chính trị dưới đầu đề: “Bản thỏa ước nhân dân”. Bản
thỏa ước yêu cầu giải tán ngay nghị viện, đòi nghị viện phải do tuyển cử
hai năm một lần, số nghị viên theo khu vực phải tỉ lệ với số dân ở nơi đó.
Họ không hề đả động đến vua và thượng viện. Hạ viện gồm 400 đại biểu
được coi là cơ quan có quyền lực cao nhất trong nước. Yêu sách quan trọng
nhất là đòi phổ thông đầu phiếu (cho nam giới). Họ đòi tự do tín ngưỡng,
hủy bỏ các thứ thuế gián tiếp, đánh thuế tài sản, thủ tiêu mọi đặc quyền có
tính chất phân biệt đẳng cấp, nhà nước phải nuôi những người tàn phế và
già cả. Họ đòi xóa bỏ thuế một phần mười nộp cho giáo hội…
“Bản thỏa ước nhân dân” là một dự án tỉ mỉ về chế độ chính trị ở nước
Anh. Nó thể hiện nhiều điểm tiến bộ mang tính chất dân chủ, đồng thời
cũng bộc lộ những nhược điểm rõ rệt. Sai lầm cơ bản là không hề nói tới
vấn đề ruộng đất, bỏ qua số phận của đại đa số nông dân nghèo là tầng lớp
đông đảo và lực lượng chủ yếu của cách mạng. Điều đó dần dần làm cho
quần chúng xa rời họ và là nguyên nhân chính làm suy yếu phe dân chủ
cách mạng.
Tuy nhiên, bản cương lĩnh của những người San bằng vẫn có ý nghĩa
tiến bộ và cách mạng. Việc thi hành bản cương lĩnh đó sẽ thanh toán được