trong tiến trình của cách mạng. Từ đó bọn sĩ quan Trưởng lão bị loại, quân
đội nằm trong tay phái Độc lập.
Nhờ sự thay đổi về thành phần và tính chất, quân đội kiểu mới chiến
đấu rất kiên cường, được mệnh danh là “Đạo quân sườn sắt” (Iron side).
Đạo quân sườn sắt giành được nhiều chiến thắng lớn, đặc biệt là trận
Nêdơbi ngày 14-6-1645 đã giáng cho quân nhà vua một đòn chí mạng,
5.000 người bị bắt và bị mất toàn bộ vũ khí. Saclơ I phải chạy lên phía bắc,
trốn sang Xcốtlen và bị bắt ở đó. Các thủ lĩnh Xcốtlen nộp cho nghị viện để
lấy thưởng. Đến năm 1646 cuộc nội chiến lần thứ nhất kết thúc.
Như vậy, sau gần bốn năm chiến tranh, cuộc nội chiến ở Anh đã tạm
thời chấm dứt có lợi cho phong trào cách mạng.
2. Phong trào phái San bằng
Trong quá trình đấu tranh chống nền quân chủ và sau đó chống phái
Trưởng lão, trong hàng ngũ quân đội và quân chúng xuất hiện một phái mới
gọi là phái San bằng. Phái San bằng đại biểu lợi ích cho đông đảo nhân dân
là nông dân, thợ thủ công và tiểu tư sản. Họ chủ trương bình đẳng về mặt
chính trị: thi hành phổ thông đầu phiếu, lập chế độ cộng hòa, tự do tin
ngưỡng, tự do buôn bán, thi hành nguyên tắc mọi người bình đẳng trước,
pháp luật. Tuy vậy, họ là những người bảo vệ chế độ tiểu tư hữu. Lãnh đạo
phái San bằng là Giôn Linbớc (1616-1657), một nhà chính trị có tài và
trung thực, nhiều lần bị bắt giam nhưng vẫn không thay đổi ý chí.
Trong quân đội, phái San bằng dựa vào sự ủng hộ của quần chúng
binh lính lớp dưới. Yêu cầu của họ là phải thúc đẩy cách mạng tiến xa hơn
không những so với dự định của phái Trưởng lão, mà so ngay cả với phái
Độc lập.
Phái Độc lập vốn đại diện cho quyền lợi của tầng lớp quý tộc mới và
tư sản loại nhỏ và vừa nên về căn bản đối lập với yêu cầu của quần chúng.
Trong cuộc đấu tranh chống nhà vua và phái Trưởng lão, những người Độc
lập đóng vai trò lãnh đạo và lôi kéo được quần chúng theo họ. Nhưng sau