Những phần tử San bằng lãnh đạo quân đội đấu tranh đòi thực hiện
những yêu sách trong bản “Thỏa ước nhân dân”. Phong trào khởi nghĩa lan
tràn trong các đơn vị quân đội, Crômoen tiến hành đàn áp khốc liệt, bắt
giam hàng loạt, thậm chí xử tử ngay tại chỗ những người chống đối. Phái
San bằng hoàn toàn tan rã.
2. Phong trào của những người “Đào đất”
Mùa xuân năm 1649, ở nước Anh còn có một phong trào dân chủ khác
được gọi là phái Đào đất. Yêu cầu của Linbớc không giải quyết được
những khó khăn của quần chúng bần cố nông và công nhân tay trắng. Cho
nôn đối với những người nghèo khó thì yêu cầu của họ phải là bình đẳng
hoàn toàn về mặt tài sản. Họ tự cho mình là những người San bằng chân
chính. Nhà tư tưởng đại biểu của họ là Uynxtenlây (1609-1657), một tiểu
thương ở Luân Đôn bị bần cùng hóa, sau trở thành cố nông. Ông và những
người cùng phái nhận thức được những hậu quả mà nông dân phải chịu
đựng nếu chỉ chuyển quyền sở hữu ruộng đất từ tay phong kiến sang tay tư
sản. Họ nêu lên rằng cách mạng chưa kết thúc vì chính quyền nhà vua tuy
đã bị tiêu diệt nhưng lại chuyển sang bọn quý tộc mới. Không thể nào có tự
do thực sự khi ruộng đất còn nằm trong tay bọn chúng. Vì vậy, họ đấu tranh
đòi công hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Họ nêu lên: “Đất đai chẳng thuộc về ai
cả, hãy làm chung và ăn chung”. Như vậy những người thuộc phái Đào đất
đã nêu lên cương lĩnh dân chủ của quần chúng nông dân. Năm 1652, trong
dự thảo về “Luật tự do”, họ còn phác ra một chế độ xã hội mới, trong đó
chế độ tư hữu hoàn toàn bị thủ tiêu và chế độ người bóc lột người không
còn nữa. Trong điều kiện lịch sử lúc đó, tư tưởng của phái Đào đất là tư
tưởng tiến bộ, mang tính chất xã hội chủ nghĩa nhưng còn ở mức độ không
tưởng và ấu trĩ. Nó thể hiện rõ quan niệm bình quân tuyệt đối của giai cấp
nông dân.
Nhược điểm cơ bản của phong trào này là không kêu gọi đấu tranh
chống kẻ thù, tin ở thiện chí của giai cấp hữu sản. Uynxtenlây tuyên bố:
“Bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ thắng”. Họ tụ tập thành từng