của cuộc cách mạng Pháp 1789-1794. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền được dịch ra, xuất bản ở Côlôngbia và Áchentina. Bản “Công ước xã
hội” của J.Ruxô cũng được phổ biến rộng rãi. Điều khoản về việc xóa bỏ
chế độ nô lệ trong các thuộc địa Pháp dưới thời chính quyền Giacôbanh có
tiếng vang rất lớn.
Ở quần đảo Ăngti và đặc biệt là ở XanĐômingô thuộc Pháp, những
thủ lĩnh xuất thân từ nô lệ da đen đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 1789.
Bọn chủ đồn điền Pháp phải cầu cứu quân Tây Ban Nha đến đàn áp. Sau
đó, quân Anh đến chiếm lấy đảo, định dập tắt cuộc khởi nghĩa.
Chỉ 4 năm sau, ở Haiti lại bùng nổ cuộc đấu tranh mãnh liệt của người
da đen dưới sự lãnh đạo của một người nô lệ là Tutxanh Luvectuya. Ông
buộc quân Anh phải rút khỏi đảo, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa, củng
cố trật tự trị an, tổ chức lại việc khai thác đồn điền, xóa bỏ chế độ nô lệ và
ban hành quyền bình đẳng giữa người da đen với người da trắng. Năm
1803, cuộc đấu tranh giành được thắng lợi rực rỡ và Haiti trở thành nước
Cộng hòa da đen đầu tiên ở Mỹ la-tinh.
Nhưng sau đó, quân Pháp trở lại đàn áp cuộc khởi nghĩa, bắt giữ
T.Luvectuya, phục hồi chế độ nô lệ và lập lại nền thống trị thực dân. Tuy
nhiên, cuộc khởi nghĩa Haiti đã có tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong
trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la-tinh.
Vào cuối thế kỷ XVIII, ở biên giới phía bắc các thuộc địa Tây Ban
Nha lại thêm một mối đe dọa mới là Hiệp chúng quốc Mỹ. Nhưng dự tính
bành trướng của nước Mỹ đối với các thuộc địa Tây Ban Nha lộ rõ nhất là
sau khi Mỹ chuộc Xan Luxia của Pháp (1803) và nhòm ngó xứ Florida của
Tây Ban Nha. Năm 1806-1807 nước Anh tiến hành một cuộc tấn công vào
phó vương quốc La Plata, nhưng thất bại.
Giống như các thuộc địa của Tây Ban Nha, cuối thế kỷ XVIII, phong
trào đấu tranh chống chế độ thực dân Bồ Đào Nha ở Braxin mang hình thức
đấu tranh cho nền độc lập dân tộc. Vào thời kỳ này ở Braxin đã thành lập
một tổ chức bí mật đứng đầu là Xavơriê, biệt hiệu là Tirađăngti. Tổ chức