Tuy rằng có những nhược điểm do quan điểm giai cấp hạn chế, Vônte
vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong trào lưu triết học Ánh sáng.
Tin tưởng mãnh liệt vào sự thắng lợi của con người đối với những trở lực
phong kiến, ông đã có ảnh hưởng lớn lao đối với tư tưởng của các nhà cách
mạng, các công trình sáng tác của ông đã đóng góp một cách xuất sắc vào
kho tàng kiến thức của loài người. Chính vì thế mà tên tuổi của ông gắn
liền với tên tuổi của thời đại, thế kỷ XVIII ở châu Âu còn được gọi là “thế
kỷ Vônte”.
Việc xuất bản bộ Bách khoa toàn thư (1751-1776) là một bước tiến
lớn về mặt tư tưởng so với thời kỳ của Môngtexkiơ và Vônte. Trong nửa
sau của thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến bước vào thời kỳ khủng hoảng
trầm trọng, mâu thuẫn giai cấp cực kỳ sâu sắc, làn sóng bất mãn đối với
chính quyền dâng cao. Trên cơ sở đó, trào lưu tư tưởng cách mạng đã phát
triển lên một trình độ khá cao. Nếu trong nửa đầu thế kỷ XVIII, tấn công
vào chế độ phong kiến chỉ có từng cá nhân thì tới đây, đã có một đội ngũ
đông đảo các nhà triết học, khoa học… Họ tập hợp dưới ngọn cờ cách
mạng của giai cấp tư sản, là người đại biểu của những tư tưởng tiên tiến
nhất. Khi đó họ tấn công vào các thành trì của chế độ phong kiến và giáo
hội, mặc dầu trong nội bộ cũng có những chính kiến khác nhau, nhưng vì
cùng chống kẻ thù chung nên họ đoàn kết lại dưới sự chỉ đạo của nhà triết
học duy vật Dơni Didorô (17131784). Các học giả nổi tiếng của thời đại
như Vônte, Môngtexkiơ, Đalămbe, Ruxô, Hônbac, Henvêtuyt… đều tham
gia biên soạn bộ “Bách khoa toàn thư hay Từ điển khảo luận về khoa học,
nghệ thuật và thủ công nghiệp”. Trong đó, các tác giả đề cập tới những vấn
đề quan trọng về chính trị, đạo đức, nghệ thuật, triết học, kỹ thuật và nông
nghiệp. Tất cả các vấn đề đều được giải thích và phân tích theo quan điểm
của chủ nghĩa duy vật.
Như vậy, rõ ràng là nhóm Bách khoa đã góp phần truyền bá tư tưởng
duy vật chủ nghĩa, làm cho quan điểm đó giành được những thắng lợi rực
rỡ và trở thành một khuynh hướng chiếm ưu thế trong triết học Pháp hồi
đó, Một số tác giả nói trên, ngoài việc tham gia biên tập bộ Bách khoa toàn