LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 94

viên tổng trấn, ùa vào tòa thị chính và thủ tiêu các văn khế phong kiến, trao
chính quyền cho những người tư sản giàu có ở địa phương. Các đội Vệ
quốc quân ở Pari và các tỉnh được thành lập.

Sự kiện chiếm ngục Baxti, phong trào cách mạng của nông dân, cuộc

Cách mạng thị chính ở các thành phố là những đòn đả kích mạnh mẽ vào
chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại thắng lợi căn bản cho cách mạng.
Chính quyền mới của giai cấp tư sản được thành lập, thay thế cho hệ thống
chính quyền quân chủ phong kiến.

2. Chính quyền Lập hiến và những hoạt động của nó

Sau khi lật đổ nền quân chủ chuyên chế, chính quyền chuyển vào tay

phái Lập hiến. Phái này đại diện cho quyền lợi của tầng lớp đại tư sản và
quý tộc tư sản hóa bao gồm các chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà
công nghiệp và thương nghiệp lớn. Họ chiếm địa vị quan trọng trong Quốc
hội lập hiến, trong các cơ quan chính quyền ở Pari và các tỉnh. Vệ quốc
quân ở trong tay bá tước La Phayét, một người tư sản tự do đã từng tham
gia chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ và chủ trương cải cách tư sản. Có
uy tín lớn trong Quốc hội lập hiến là hầu tước Mirabô, một nhà hùng biện
lỗi lạc nhưng lại là một nhà chính trị chống chế độ dân chủ.

Bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” (8-1789)

Ngay từ những ngày đầu của cách mạng và nhất là do ảnh hưởng của

phong trào nhân dân, phái Lập hiến chiếm đa số trong Quốc hội bắt tay vào
việc soạn bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”.

Ngày 26-8-1789, Quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn gồm

17 điều khoản.

Tuyên ngôn nêu lên quyền tự do bình đẳng của con người, khẳng định

chủ quyền thuộc về nhân dân, ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời
khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân. Nó thể hiện tính chất tiến bộ và
cách mạng. Đó là một cương lĩnh thấm nhuần tư tưởng của các nhà triết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.