LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 96

tỉnh. Để hạn chế phong trào công nhân, Quốc hội lập hiến thông qua đạo
luật Sapơliê ngày 14-6-1790, quy định: Nếu những công nhân cùng nghề
nghiệp mà bàn bạc với nhau, giao ước với nhau cự tuyệt lao động hay đòi
hỏi lao động với một giá cả nhất định, thì sự bàn bạc và giao ước đó đều bị
coi là trái với hiến pháp; vi phạm vào tự do và tuyên ngôn nhân quyền…
Những người đó bị tước quyền công dân trong một năm và bị xử phạt 500
livrơ.

Từ tháng 5 đến tháng 6-1790 Quốc hội chú ý tới việc tổ chức hành

chính theo quy chế mới. Pari chia thành các phân khu, toàn quốc chia làm
83 quận có diện tích gần bằng nhau với cơ cấu tổ chức thống nhất, xóa bỏ
thuế quan nội địa… Những biện pháp đó có ý nghĩa tiến bộ lớn vì nó đã gạt
bỏ được những nhân tố kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp, xóa
bỏ ranh giới giữa các khu vực và góp phần rất lớn vào việc hoàn thành quá
trình hình thành dân tộc Pháp.

Trong chính sách đối với nhà thờ, Quốc hội lập hiến quyết định tịch

thu tài sản nhà thờ làm tài sản quốc gia và đem bán. Đến tháng 11-1790,
Quốc hội quyết định giáo hội Pháp phải phục tùng quốc gia, không được lệ
thuộc vào Vaticăng về mặt hành chính, các linh mục và giám mục phải do
bầu cử, ăn lương của nhà nước. Các công việc hộ tịch trước kia thuộc giáo
hội, nay chuyển sang nhà nước. Đó là một chính sách tiến bộ.

Năm 1791, Quốc hội ban hành hiến pháp mới, quy định chế độ quân

chủ lập hiến ở nước Pháp. Nhà vua được tuyên bố là người đứng đầu nhà
nước, là tư lệnh tối cao các lực lượng lục quân và hải quân, có quyền phê
chuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hay cách chức các bộ trưởng, các
sứ thần và nhân viên ngoại giao, các tư lệnh quân đội… Vua có quyền phủ
quyết đình chỉ, nghĩa là hủy bỏ các sắc lệnh đang thi hành. Quốc hội lập
pháp là cơ quan tối cao ban hành pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ
tuyển cử chia công dân thành hai loại: công dân tích cực và công dân tiêu
cực tùy theo tài sản của họ. Những người không có tài sản, quần chúng
nhân dân lao động bị coi là “công dân tiêu cực”. Quyền bầu cử chỉ dành
cho các “công dân tích cực” tức là những người từ 25 tuổi trở lên, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.