1459-62), Shiki-shô (Sử Ký Sao, 1476-80), Hyakunô.ô (Bách Nạp Áo,
sách giải thích Chu Dịch, 1474-77) của Tôgen Suisen (Đào Nguyên
Thụy Tiên 1430-1489), Hoshitsushuu-shô (Bồ Thất Tập Sao) và
Shikishô (Sử Ký Sao) của Gesshuu Jukei. Về phía tông Sôtô thì cũng
có Ninden Ganmoku shô (Nhân Thiên Nhãn Mục Sao) của Sensô Esai
(Xuyên Tăng Huệ Tế, ? -1475) và Hekigan Daikuu-shô (Bích Nham
Đại Không Sao, 1489-92) của Daikuu Genko (Đại Không Huyền Hổ,
1428-1505).
Kiyô Hôshuu (Khi Dương Phương Tú) được biết đến như người
đầu tiên trong tùng lâm Nhật Bản đã giảng nghĩa Tứ Thư Tập Chú của
Chu Hy. Còn Keian Genju (Quế Am, Huyền Thọ, 1427-1508) thì lại
được gia đình họ Tsushima, cai quản vùng Satsuma trên đảo
Kyuushuu, mời đến để giảng Nho Học và sau đó trở thành ông tổ của
Satsunan Gakuha (Sát Nam học phái) tức học phái ở phía nam vùng
Satsuma
. Keian đã cho ấn hành Đại Học Chương Cú (1481) với
những chú thích mới của Chu Hy. Riêng về Tứ Thư Tập Chú sau khi
được "huấn điểm" (trình bày cách đọc theo lối Nhật và giải nghĩa) bởi
Kiyô Hôshuu đã được Keian Genju bổ chính, sau đó Bunshi Genshô
(Văn Chi Huyền Xương, 1555-1620) cải chính (công trình gọi là
Bunshiten = Văn Chi điểm). Từ ấy, sách đã trở thành một tác phẩm cơ
sở cho người thời tiền cận đại để đọc và hiểu Tứ Thư. Cần nói thêm
rằng Zenrin Kushuu (Thiền Lâm Cú Tập) của Tôyô Eichô vẫn còn
được phổ biến rộng rãi trong tùng lâm cho đến ngày nay.
*Hội họa Thiền Tông
Về mặt hội họa, trong số hàng hóa và văn nghệ phẩm các chuyến
tàu từ Trung Quốc qua, có những bức tranh độc đáo vẽ theo phong
cách Thiền Tông. Đó là các bức "đỉnh tướng" (chinzô)
dung của các bậc đại sư và các bức đồ họa (người và phong cảnh) như
Đạt Ma Đồ, Thập La Hán Đồ. Các họa gia Nhật Bản đã mô phỏng
theo phong cách hội họa thiền lâm đời Tống mà sáng tác. Một chứng
cứ trong buổi đầu còn giữ lại được là một bức tranh có kèm theo lời