mùa" Shiki Sansui Zukan (Tứ Quí Sơn Thủy Đồ Quyển, tức Sơn Thủy
Trường Quyển, 1486), Shuutô Sansuizu (Thu Đông Sơn Thủy Đồ),
Amanohashidate-zu (Thiên Kiều Lập Đồ). Ảnh hưởng của ông vô
cùng to lớn và vẫn là một mục tiêu cho những họa gia đời sau noi dấu.
Sau thời Sesshuu, họa gia tên tuổi nhất có lẽ là Kenkô Shuukei
(Hiền Giang Tường Khải, còn gọi là Keishoki, Khải Thư Ký, người
hậu bán thế kỷ 15), hoạt động trên địa bàn Kamakura. Người cũng
hoạt động ở miền Đông như Shuukei nhưng có một họa phong độc
đáo là Sesson Shuukei (Tuyết Thôn Chu Kế, sống giữa thế kỷ 16).
Xuất hiện trước sau Sesson một chút là Oguri Sôtan (Tiểu Lật Tông
Đam (Trạm), 1413-81) và Bokukei (Mặc Khê, giữa thế kỷ 15), Soga
Jasoku (Tô Ngã Xà Túc, tức Fusen Sôjô = Phu Tuyền Tông Trượng,
hậu bán thế kỷ 15), ba người cùng có tên là Ami (San-ami): Nôami
(Năng A Di, 1397-1471), Gei-ami (Nghệ A Di, 1431-1485), Sôami
(Tướng A Di, ? -1525), hai cha con họa sư Kanô Masanobu (Thú Dã
Chính Tín, 1434-1530) và Tomonobu (Nguyên Tín, 1476-1559). Gia
đình Kanô
là những họa sư đứng đầu các nhà hội họa tục nhân.
Địa vị của các họa sư tăng nhân dần dần bị lu mờ trước họ. Oguri
Sôtan (đệ tử của Shuubun) và Kanô Masanobu trở thành họa sư
chuyên môn, phục vụ dưới trướng Shôgun (với danh hiệu goyô eshi =
ngự dụng hội sư). San-ami, ba họa sư cùng tên Ami là dôbôshuu (đồng
bằng chúng
同 朋 衆 ) tức là chức tùy tùng phục vụ bên cạnh shôgun.
Riêng Gei-ami còn được biết tới như là thầy của Juukei (Tường Khải).
Bokukei cũng là học trò của Shuubun (Chu Văn), cả ông lẫn Soga
Jasoku đều trụ trì ở Daitokuji (Đại Đức Tự), một nơi mà nhờ Ikkyuu
Sôjun, đã nổi tiếng như một trung tâm văn hóa lớn của Nhật Bản.
*Bút tích (mặc tích = bokuseki)
Các tăng sĩ du học Trung Quốc cũng đem về nước phong cách
viết chữ (thư phong) thịnh hành đương thời bên đó là "viết lối Thiền
Tông" (Zenshuu-yô). Xưa nay, người Trung Quốc vốn xem thi-thư-
họa là ba nghệ thuật tao nhã mà người trí thức muốn tu dưỡng tinh