LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 105

Bên Trung Quốc, các chùa Thiền thường được xây ở những nơi

phong cảnh đẹp đẽ, hiểm tuấn nên có khi ở vị trí chênh vênh, cheo leo.
Đó cũng là vì trong tư tưởng nhà thiền có tư tưởng ẩn dật của Lão
Trang chen vào. Đến đời Tống thì thiền viện trở thành nơi tăng nhân
giao lưu với sĩ đại phu. Khi sự gặp gỡ giữa hai bên ngày càng thường
xuyên thì các nhà tu phải nghĩ đến chuyện sửa sang cảnh quan cho nhà
chùa cho đẹp mắt.Thế rồi, sau khi một ngôi chùa có qui củ của tu viện
Thiền Tông bên Trung Quốc là Kenchôji (Kiến Trường Tự) đã được
kiến tạo ở Nhật thì phong trào đó đã lan ra khắp nơi. Ví dụ Tenryuuji
(Thiên Long Tự), Shôkokuji (Tướng Quốc Tự) và Nanzenji (Nam
Thiền Tự) cũng bắt đầu tuyển chọn 10 phong cảnh tiêu biểu nhất của
chùa và gọi chúng là "thập cảnh" (juukei).

Không chỉ có thế mà thôi. Các thiền tăng vốn am tường nghệ

thuật đã trực tiếp ra tay tạo nên những cảnh vườn (sakutei = tác đình)
với những hòn giả sơn, ao hồ, cây, đá. Người nổi tiếng nhất trong đám
họ là thiền sư Muusô Soseki (Mộng Song Sơ Thạch). Ông còn lưu lại
các vườn cảnh (đình viên = teien), tác phẩm của mình ở Eihoji (Vĩnh
Bảo Tự, tỉnh Gifu, năm 1313), Saihôji (Tây Phương Tự, thành phố
Kyôto bây giờ, năm 1339) và Tenryuuji (Thiên Long Tự, Kyôto, năm
1340). Ngoài ông ra, các thiền tăng khác như Tessen Sôki (Thiết
Thuyền Tông Hi, sống giữa thế kỷ 15) tu ở Ryuuanji (Long An Tự),
Seshuu Tôyô (Thiết Chu Đẳng Dương, nhà danh họa đã nhắc đến bên
trên) cũng như Kogaku Sôkô (Cổ Nhạc Tông Cắng, 1465-1548)..cũng
đều là người sáng tạo đình viên có tiếng.

Những đình viên có thể sánh vai với tác phẩm của Muusô Soseki

là "cảnh sơn thủy trơ trụi" (karesansui = khô sơn thủy) mà Kogaku
Sôkô đã để lại trong đình viên của thư viện của Daien-in (Đại Tiên
Viện) chùa Daitokuji (Đại Đức Tự, vào năm 1509) cũng như vườn đá
(thạch đình = sekitei) ở chùa Ryuuanji (Long An Tự, khoảng thế kỷ
16) do một tác giả vô danh sáng tác. Đặc biệt "vườn đá" Ryuuanji với
cách phối trí 15 khối đá trong một khu vườn rải sỏi trắng bằng phẳng
đã tạo nên thế hài hòa, cân đối. Tính cách trượng trưng và ý nghĩa trừu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.