những sách vở ngoài phạm vi Phật giáo thì có Luận Ngữ, Luận Ngữ
Tập Giải, Mao Thi Trịnh Tiên, Đại Học Chương Cú. Tuy Kyôto đã trở
thành trung tâm xuất bản của nhóm Ngũ Sơn Nhật Bản nhưng tăng sĩ
am Zokutô chùa Engakuji ở Kamakura cũng chứng tỏ họ rất năng nỗ.
Công việc xuất bản của Gozan qua hết thời toàn thịnh dã bắt đầu
xuống dốc trong khoảng niên hiệu Ôei (1394-1428). Từ khi có cuộc
loạn năm Ônin (1467-77) hầu như không còn hoạt động xuất bản nào
đáng kể. Ngoài ra, một sự kiện đáng lưu ý khi bàn về vai trò tiên khu
trong ngành xuất bản là trước khi các Gozanban đầu tiên ra đời
(1287), Dainichi Nô.nin (thế kỷ 12-13) đã cho in Quy Sơn Cảnh Sách
(của đại thiền sư Quy Sơn Linh Hựu) vào năm 1198. Tông Tào Động
(Sôtô-shuu) cũng không phải kém phần quan tâm đối với việc xuất
bản. Bằng cớ là do lời phát nguyện của một đàn việt chùa Hôkyôji
(Bảo Khánh Tự) là Ijira Tomofuyu, các kinh sách như Nghĩa Vân Hòa
Thượng Ngữ Lục, Học Đạo Dụng Tâm Tập (1357), Vĩnh Bình
Nguyên Hòa Thượng Ngữ Lục (ngữ lục của Dôgen, 1358) đều đã
được xuất bản.
Đương thời, văn chương chữ Hán là một vốn liếng cần thiết mà
các thiền tăng bắt buộc phải trang bị cho mình nhưng họ cũng hiểu
rằng nguyên lai, Thiền không hề đòi hỏi ở họ một điều như vậy. Tuy
cảm thấy có cái gì không ổn khiến cho họ có chút ngần ngại nhưng rồi
họ cũng nhắm mắt tin theo lý luận "thi thiền nhất vị" (thơ và thiền
cũng cùng ý nghĩa) du nhập từ Trung Quốc mà tiếp tục đi vào hoạt
động sáng tác. Lúc ấy, trong chốn tùng lâm, người ta thường hay kể
câu chuyện nhan đề Độ Đường Thiên Thần (Totôtenjin = Ông Tenjin
sang nhà Đường). Đó là một câu chuyện vô căn cứ về phương diện
lịch sử, theo đó, văn hào, đại thần và Phật tử Sugawara no Michizane
(Quản Nguyên Đạo Chân, 845-903, gọi là Tenjin = Thiên thần, người
được sùng bái như ông tổ của học vấn) đã sang nhà Tống và đến Kính
Sơn học đạo với Vô Chuẩn Sư Phạm (1177-1249). Tuy chuyện đó
hoàn toàn hoang đường vì nhầm lẫn cả thời gian lẫn không gian nhưng
nhiều người lại xem nó có tính cách "công án". Trong khung cảnh tư