LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 108

Shôtetsu (Chiêu Nguyệt Am Chính Triệt) cũng như Nankô Sôkan
(Nam Giang Tông Nguyên, 1381-1459), một bóng dáng lớn trong văn
phái Gozan.Lúc về già, ông gần gũi với thiền sư và thi nhân Ikkyuu
Sôjun. Zenchiku đã để lại tập lý luận về tuồng Nô nhan đề Rokurin
Ichiro no Ki (Lục Luân Nhất Lộ Ký), trong đó, ảnh hưởng của tư
tưởng nhà thiền hiện ra rất rõ. Liên hệ của Ikkyuu đối với Zenchiku
không dừng lại trong lúc Zenchiku sinh tiền mà, sau khi ông mất đi,
còn duy trì đến đời con ông là Sôkin (Tông Quân, 1432-80) và cháu
ông là Zenhô (Thiền Phượng, 1454-1532?). Qua đó,mới thấy tư tưởng
của Ikkyuu đã ảnh hưởng rất lớn đối với nghệ thuật Nô nói chung.
Còn về nội dung của tư tưởng Zenchiku,ta thấy nó trộn lẫn vừa lý
thuyết của Thần Đạo, Mật Tông cùng với Tịnh Độ Tông. Khuynh
hướng này cũng có thể nhìn thấy trong Sasamegoto của tăng Shinkei
(Tâm Kính), học trò về waka của Shôtetsu. Những điều nói trên giúp
ta ta thấy các nhà nghệ thuật đã tiếp thu tư tưởng Thiền Tông như thế
nào, cùng lúc, trả lời được câu hỏi tại sao Thiền tự nó đã biến chất như
thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.