TIẾT 3:- Lâm Hạ Bành Trướng Về Địa
Phương. Khuynh Hướng Mật Tham
*Mạc phủ suy yếu. Thiền truyền bá về địa phương
au cuộc loạn năm Ônin, Shôgun Ashikaga Yoshitane
(Túc Lợi Nghĩa Thực, 1466-1523, tại chức 2 lần: 1490-93 và 1508-21) bị
chức kanrei là Hosokawa Masamoto (Tế Xuyên, Chính Nguyên, 1466-
1507) bức bách (chính biến năm Meiô, 1493), quyền lực trung ương của
mạc phủ rơi vào tay họ Hosokawa. Sau đó quyền lực lại chuyển qua gia
thần của dòng họ ấy là Miyoshi Nagayoshi (1522-64). Miyoshi lại bị
buộc phải nhượng quyền cho gia thần của mình là Matsunaga Hisahide
(1510-77). Masahide dồn shôgun đời thứ 13 là Yoshiteru (Nghĩa Huy,
1536-65) đến chỗ phải tự sát. Đó là một thời đại chính trị cực kỳ đen tối,
thần hạ bên dưới lấn lướt chủ quân (gọi là gekokujô = hạ khắc thượng). Ở
địa phương cũng vậy, các chức thủ hộ (sugo) ủy thác lãnh địa cho người
đại diện (sugodai) cai quản để rảnh tay lên kinh đô làm quan với mạc
phủ. Thế nhưng vì ảnh hưởng của cuộc loạn Ônin mà các "đại diện cho
sugo" (sugodai) và giới samurai địa phương dần dần nắm được thực
quyền.Nhân vì mạc phủ hoàn toàn không còn uy tín gì nữa nên chính
quyền địa phương kiếm cách thoát khỏi ảnh hưởng của trung ương.
Thử điểm mặt những thế lực địa phương thời đó: Ở miền Kantô
(phía đông đảo Honshuu), Hôjô Sôun (Bắc Điều Tảo Vân, 1432-1519)
nắm quyền bá chủ, ở vùng Chuugoku (phía tây đảo Honshuu) Ôuchi
Yoshitaka (Đại Nội Nghĩa Long, 1507-1551) khống chế. Ngoài ra còn
có Mori Motonari (Mao Lợi, Nguyên Tựu, 1497-1571), người đã thay
thế Ôuchi, Imakawa Yoshitomo (Kim Xuyên Nghĩa Nguyên, 1519-60)