mới mở hai tháp đầu là Daisen.in (Đại Tiên Viện) và Ryuugen.in
(Long Nguyên Viện) làm trung tâm để truyền bá về địa phương. Phái
của Kogaku gọi là bắc phái (hoppa), còn phái của Tôkei gọi là nam
phái (nanpa). Họ tiến về Suufukuji (Sùng Phúc Tự) ở Fukuoka
(Chikuzen) và Zentsuuji (Thiền Thông Tự) ở Izumi (phủ Ôsaka), hai
chùa của phái Đại Ứng và phái Gozan, biến nó thành chùa ngọn (mạt
tự) của mình để bành trướng thế lực của mình xuống đến vùng đó. Vì
lý do đó, việc quản lý chùa Daitokuji vào thời ấy đã chuyển từ "lưỡng
ban" (đông tây đường) đến tay người đại diện của tháp đầu, có danh
xưng là "tháp chủ" (tossu) và đứng đầu một nhóm thành viên chủ yếu
gọi là "chúng bình" (shuuhyô).
Trong tầng lớp ủng hộ giáo đoàn của Daitokuji có những lãnh
chúa chiến quốc (Sengoku daimyô) đang mong muốn móc nối với
triều đình và những samurai muốn đi tìm một điểm tựa tinh thần giữa
thời chiến loạn . Ngoài ra còn có đám con buôn ở các đô thị thương
mãi như Sakai và Hakata, ví dụ Tsuda Sôkyuu (Tân Điền, Tông Cập),
Yamaoka Sô.mu (Sơn Cương Tông Vô, ? -1595) và Kamiya Sôtan
(Thần Cốc Tông Đam (Trạm), 1551-1635), kể cả những bậc thầy
chuyên nghiệp trong làng thơ renga như Sôki (Tông Kỳ), Sôchô (Tông
Trường), Shôha (Thiệu Ba, 1525-1602), những soạn giả tuồng Nô hay
lương y như Kanze và Konparu. Đặc biệt Sôchô đóng một vai trò
trọng yếu, ông nổi tiếng vì đã xây cất ba cổng (tam môn) cho
Daitokuji (1525-26).
Một trong những lý do mà giáo đoàn Daitokuji thu hút được các
nhân vật có thể nói là ở một trình độ văn hóa khá cao như vậy vì họ
biết tích cực "phó pháp" (truyền thụ đạo pháp) cho giới cư sĩ tại
gia.Những người này muốn học hỏi về Thiền Tông để thỏa mãn nhu
cầu tri thức của mình. Khi phó pháp như thế, họ nhận được lễ vật hậu
hỉ, rồi khi nhân vật đó chết đi, họ cũng được thừa hưởng ruộng đất
cúng dường để có phương tiện cúng kiến mãi mãi cho vong linh thí
chủ. Phó pháp kiểu này chính ra đi ngược với tinh thần xưa nay của
Thiền Tông nhưng trong trường hợp của Daitokuji, xét ra nó thật được