của mình về trụ trì ở chùa địa phương có vấn đề. Như thế, những ngôi
chùa có tiếng trong "ngũ sơn thập sát" như Seikenji (Thanh Kiến Tự)
vùng Suruga (tỉnh Shizuoka), Erinji (Đại Lâm Tự) vùng Kai (tỉnh
Yamanashi), Ankokuji (An Quốc Tự) vùng Ise (tỉnh Mie), hay chùa
bản sơn các phái khác như Kôgenji (Cao Nguyên Tự) ở Tanba (tỉnh
Hyôgo), Kôkokuji (Hưng Quốc Tự, phái Pháp Đăng) đều lọt vào tay
họ. Câu chuyện nổi tiếng vào thời này là việc Kaisen Shôki (Khoái
Xuyên Thiệu Hỷ, ? - 1582) trước đã được lãnh chúa Takeda Shingen
đất Kai mời về trụ trì ở Erinji, vì ăn nói mếch lòng lãnh chúa Oda
Nobunaga, một trong ba người có công thống nhất Nhật Bản, mà bị
đem giết. Môn hạ của ông có những người như Nanke Genkô (Nam
Hóa Huyền Hưng, 1538-1604).
Chứng tỏ được thực lực qua sự phát triển của giáo đoàn, vào năm
1509, Myôshinji được nhà nước giáng chiếu chỉ "tử y sắc hứa" (shie
chokkyo), một vinh dự cao cả, đưa họ lên ngang hàng với Daitokuji.
Trước đó, tăng sĩ chùa Myôshinji khi trở thành trụ trì Daitokuji thì
được ban sắc chỉ và tử y, nhưng sau khi nhận được vinh dự này, điều
đó trở nên không cần thiết nữa. Tuy nhiên, kể từ đó, hai chùa không
còn thuận thảo với nhau như trước, chẳng những thế, họ còn tuyệt
đường đi lại. (Để có thể giải tỏa những phức tâm này, phải đợi mãi đến
năm 1716, nghĩa là vào giữa thời Edo).
*Tông Tào Động (Sôtô-shuu) phát triển về địa phương
Sôtô-shuu tức tông Tào Động Nhật Bản có những hoạt động
truyền đạo hết sức khởi sắc của giáo đoàn chùa Sôjiji (Tổng Trì Tự),
chủ yếu là do hệ phái của Taigen Sôshin (Thái Nguyên Tông Chân) và
Tsuugen Jakurei (Thông Huyễn Tịch Linh), đảm nhận. Khởi đi từ hệ
phái Taigen (Thái Nguyên), Nyôchuu Tengin (Như Trọng Thiên Ngân,
1365-1440) đã thành lập 6 phân nhánh dưới trướng Nyôchuu gọi là
Nyôchuu ka roppa (Như Trọng hạ lục phái). Cũng vậy, từ hệ phái
Tsuugen (Thông Huyễn), môn đệ là Ryôan Emyô (Liễu Am Huệ
Minh, 1337-1411), có đến 16 phân nhánh. Nhiều chùa thuộc Gozan